Đại học Thành Đô

Home » Sinh viên Đại học Thành Đô khẳng định mình với cuộc thi SMAC Challenge do FPT tổ chức

Sinh viên Đại học Thành Đô khẳng định mình với cuộc thi SMAC Challenge do FPT tổ chức

08/07/2018

08/07/2018
<!–59
19–>

     Theo dòng xu hướng công nghệ tương lai, mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Thing – IoT) là một kịch bản mới của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. No như là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

Internet of Thing

          Không nằm ngoài xu hướng đó, 3 năm gần đây (bắt đầu từ năm 2013) tập đoàn FPT đã tổ chức cuộc thi S.M.A.C Challenge dành cho sinh viên Công nghệ thông tin (CNTT) các trường Đại học và các lập trình viên chuyên nghiệp. Với chủ đề xuyên suốt gắn liền với IoT, trong đó, Social (Xã hội), Mobile (Di động), Analytics (Phân tích, dựa trên Dữ liệu lớn) và Cloud (Đám mây). Yêu cầu chính của cuộc thi hàng năm là, lập trình điều khiển Robot NAO có kết nối thiết bị Moible dựa trên nền tảng Android, điện toán đám mây và các công nghệ tiến tiến được được công cấp bởi Google, Microsoft và các hãng công nghệ hàng đầu thế. Mỗi một chủ đề, sản phẩm của cuộc thi gắn với các giải pháp thiết thực phục vụ cuộc sống.

S.M.A.C Chellenge

          Đội tuyển TDU – Đại học Thành Đô, với các thành viên đến từ 2 khoa CNTT và Công nghệ Điện tử – Truyền thông đã khẳng định được năng lực sáng tạo và tư duy công nghệ nhạy bén. Sự kết hợp giữa công nghệ phần mền và công nghệ phần cứng của sinh viên 2 khoa tạo nên những ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm khác.

          Năm 2014, đội tuyển TDU – Đại học Thành Đô mang đến cuộc thi giải pháp công nghệ, biến Robot NAO thành người trợ lý trong công việc, giúp việc trong gia đình. Bằng giọng nói của mình, người dùng có thể sử dụng điện thoại di động để điều khiển Robot thực hiện các công việc như bật tắt các thiết bị, cung cấp các thông tin về thời tiết, thị trường, tin tức,… Giải pháp của đội tuyển TDU được Ban giám khảo đánh giá rất cao, một phần chức năng có trong giải pháp đã được thương mại hóa thành công.

Đội tuyển TDU – Đại học Thành Đô 

    Năm 2015, đội tuyển TDU – Đại học Thành Đô mang đến cuộc thi giải pháp “Ngôi nhà thông minh”. Một ngôi nhà mà trong đó hầu hết các thiết bị có thể kiểm soát, điều khiển từ xa dựa trên kết nối SMS và Wifi. Một giải pháp thú vị khác mà đội TDU mang đến đó là giải pháp chống trộm cho ngôi nhà. Chủ nhân của ngôi nhà hoàn toàn yên tâm khi vắng nhà, khi có bất cứ xâm nhập bất thường vào ngôi nhà, hệ thống sẽ ngay lập tức gửi cảnh báo cho chủ nhân. Bộ giải pháp ngôi nhà thông minh được Ban tổ chức đánh gia rất cao, nó đã khai thác tốt nền tảng công nghệ xử lý giọng nói, công nghệ nhận dạng, và đó là một điển hình trong xu hướng IoT.

Đội tuyển TDU – Đại học Thành Đô 

    Kết quả đạt được của đội tuyển TDU – Đại học Thành Đô trong các cuộc thi S.M.A.C Challenge là sự khẳng định cho những nỗ lực, quyết tâm, sáng tạo và khả năng làm chủ công nghệ mới của sinh viên Đại học Thành Đô.

Tin tức khác

0934 078 668