14/10/2024
Sinh viên đi làm thêm làm thế nào để tránh rơi vào bẫy kinh doanh đa cấp???
Mỗi lựa chọn của sinh viên dù dành thời gian học tập hay đi làm thêm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Không đi làm thêm, sinh viên phải xác định dồn toàn thời gian cho việc học hoặc đi làm thêm thì có thêm được những kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, nên nếu lựa chọn làm thêm, bạn cũng nên ưu tiên những công việc phù hợp và hỗ trợ ngành nghề của bản thân sau này.
Bán hàng đa cấp hiện nay vẫn là một hình thức kinh doanh khá phổ biến ở nhiều quốc gia, khu vực và thu hút nhiều người tham gia, có những doanh nghiệp kinh doanh được cấp phép và ngược lại cũng còn rất nhiều cơ sở kinh doanh đa cấp trái phép và ngày càng xuất hiện nhiều biến thể. Nếu không hiểu biết rõ về phương thức kinh doanh này thường sẽ dễ dẫn đến bị lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sinh viên, nhất là các sinh viên năm nhất thuộc các trường đại học nằm trên địa bàn Hà Nội cần đặc biệt cẩn thận và tránh xa các hình thức đa cấp bất chính đang hoành hành dưới nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp sinh viên nhận diện các loại đa cấp “đểu”, đa cấp “lừa đảo”, nhận biết để “tránh tiền mất tật mang” cũng như tìm được các việc làm thêm chính đáng khi bước vào cuộc sống tự lập xa nhà.
Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa tựu trường, khi các tân sinh viên “chân ướt chân ráo” còn lạ lẫm với cuộc sống mới thì hoạt động lừa đảo đa cấp lại hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết với các giọng điệu: “Việc nhẹ lương cao, thời gian linh hoạt”, “Rủ càng đông hoa hồng càng khủng”. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng mà các chuyên gia đề cập khi nhắc đến các doanh nghiệp đa cấp lừa đảo:
Bên cạnh chiêu trò dụ dỗ sinh viên tham gia bán hàng đa cấp (hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng…), kêu gọi người thân quen cùng tham gia buôn bán để gia tăng lợi nhuận,… hiện nay, đa cấp đã biến tướng dưới nhiều vỏ bọc:
Thậm chí, để tăng “uy tín” cho việc dụ dỗ, thuyết phục sinh viên tham gia bán hàng đa cấp và các khóa học; các đối tượng còn lấy hình ảnh, tên tuổi của sinh viên khóa trước hoặc các Thầy/Cô giáo trong Nhà trường để cắt ghép, rao giảng và cho rằng hệ thống bán hàng này có sự tham gia của sinh viên khóa trước và các Thầy/Cô nên các bạn sinh viên cứ “yên tâm” tham gia.
Trường Đại học Thành Đô chú trọng trong nâng cao ý thức cảnh giác của sinh viên về các hình thức đa cấp trá hình, cờ bạc, ma túy, cầm đồ, cá độ… Đặc biệt nhấn mạnh Khi gặp bất cứ vấn đề gì, sinh viên nên liên hệ với thầy cô, gia đình để được chia sẻ, hỗ trợ; không nên giấu giếm hay “phóng lao theo lao”, hậu quả sẽ rất khó lường.
Sinh viên làm gì để tránh “bẫy” đa cấp?
Sinh viên cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh rơi vào “bẫy” đa cấp lừa đảo:
Bản thân mỗi sinh viên cần tìm hiểu thật kỹ, nâng cao ý thức cảnh giác, hết sức cẩn trọng với các hoạt động đầu tư tiền, kinh doanh tiền ảo, dịch vụ, bất động sản, dịch vụ giáo dục, thương mại điện tử lợi dụng mô hình đa cấp… rầm rộ trên các mạng xã hội hiện nay, vì nguy cơ vướng vào đa cấp bất chính đối với các mô hình này rất cao. Nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn, cuộc gọi… kêu gọi đầu tư, mời chào kinh doanh đa cấp.
Trung tâm Việc làm Trường ĐH Thành Đô có vai trò định hướng, kết nối việc làm cho sinh viên. Khi có mong muốn tìm kiếm việc làm thêm, sinh viên kết nối với Trung tâm để được hỗ trợ, giới thiệu việc phù hợp, đúng chuyên ngành học tập với các doanh nghiệp đã có các ký kết hợp tác với Nhà trường hoặc các doanh nghiệp đã được kiểm chứng về độ tin cậy. Các vị trí công việc được mô tả cụ thể, rõ ràng, minh bạch về mức lương, các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ và khen thưởng hiệu suất làm việc để sinh viên cân nhắc lựa chọn.
Trường Đại học Thành Đô
Địa chỉ:
- Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.
- Số 8, Kiều Mai, Phú Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0934 07 8668 – 0243 386 1601
Website: https://thanhdo.edu.vn/