13/12/2018
Trong thời kỳ hội nhập, Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, ngành Công nghệ thông tin đã trở thành một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính và đam mê công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “Ngành Công nghệ thông tin là gì, ra trường làm gì?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp những bạn trẻ có khát vọng theo đuổi ngành Công nghệ thông tin giải đáp được thắc mắc “Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì?”. Bởi để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu rõ ngành học đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Ngành Công nghệ thông tin học những gì?
Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology). Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông tin trên toàn quốc. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.
Tại Đại học Thành Đô, Sinh viên ngành CNTT được chú trọng đào tạo theo 2 hướng chính: Ứng dụng lập trình Mobile và Quản lý Hệ thống CNTT; Qua đó sinh viên được học tập các kỹ năng triển khai lập trình và ứng dụng công nghệ qua mô hình phòng học Lab, từ sự hợp tác cùng Samsung. Ngoài ra, Đại học Thành Đô còn hợp tác đào tạo chương trình Kỹ sư chất lượng cao ngành CNTT với ĐH Tongmyong Hàn Quốc, qua trao đổi chương trình đào tạo, giảng viên và sinh viên trong quá trình học tập tại Nhà trường. Kỳ thực tập của sinh viên diễn ra từ 3-6 tháng tại các tập đoàn lớn như: CTCP Fpt software thuộc tập đoàn FPT, CTCP Athena…
Hiện nay, hầu như mọi thứ trong cuộc sống đều liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động trong đời sống xã hội như: giao lưu, giải trí, việc làm đều có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ chiếc smartphone nhỏ gọn trong tầm tay đến thế giới đám mây của công nghệ số. Chính vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,… Thậm chí, bạn có thể là một chuyên gia IT tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoặc có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty của riêng mình. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
– Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm
– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra
– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,…
– Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, đại học Thành Đô đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Công nghệ thông tin thông qua việc phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, Doanh nghiệp trong và ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư Công nghệ thông tin tương lai có thể thích ứng nhanh và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, xử lý – ứng dụng, hội nhập – làm chủ công nghệ theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới.
Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Công nghệ thông tin không, ngành Công nghệ thông tin xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ thông tin khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành ngành Công nghệ thông tin,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin và trở thành một kỹ sư Công nghệ thông tin giỏi trong tương lai.
Tin bài liên quan:
Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển những tổ hợp môn nào?
Ngành CNKT Ô tô là gì? Ra trường làm gì?
Ngành CNKT Ô tô xét tuyển những tổ hợp môn nào?
Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Việt Nam học là gì? Ra trường làm gì?
<!–59
19–>