Đại học Thành Đô

Home » Tin tức » 6 điều cần chú ý khi đi thuê nhà cho tân sinh viên

6 điều cần chú ý khi đi thuê nhà cho tân sinh viên

12/04/2022

12/04/2022
<!–59
19–>

Do chưa có kinh nghiệm tìm và thuê nhà trọ, nhiều tân sinh viên và thậm chí là sinh viên năm cuối vẫn chưa thể tìm cho mình một chỗ ở phù hợp. Sau đây là một số lưu ý khi tìm phòng trọ cho các bạn trẻ.

1. Xác định khu vực ở và giá thuê:
     Bạn nên tìm nhà bắt đầu từ yếu tố quan trọng nhất – tiền: Mức giá bạn có thể thuê cũng như khoản tiền cọc bạn có thể chuẩn bị để trao “liền tay”. Thường thì bạn cần đặt cọc một tháng đối với phòng trọ nhỏ, cọc 2 – 3 tháng đối với phòng trọ lớn, chung cư, hoặc tùy theo yêu cầu của người cho thuê.
     Chú ý đến khu vực nơi bạn định thuê trọ, quan tâm đến những vị trí thuận tiện cho việc học tập, làm việc của bạn nhất; khu vực đông dân cư, gần chợ và bệnh viện thì càng tốt. Tuy một số khu vực có thể thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục điều này bằng cách đi xe bus, hoặc chủ động thời gian đi sớm về muộn một chút, tìm các tuyến đường dễ lưu thông…

2. Nên thuê nhà trọ gần trường học:
    Việc thuê phòng trọ gần trường học mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Bạn nên tìm phòng trọ cách trường học từ 1-2 km để thuận tiện đi lại, đồng thời giúp bạn tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí di chuyển. Đồng thời còn giúp bạn tránh được cảnh tắc đường, chen chúc trên những chuyến xe bus chật chội giờ cao điểm và hạn chế việc bạn đi học muộn.
    Hiện nay, xung quanh hầu hết các trường học đều có ký túc xá cũng như các khu trọ của người dân nên không khó để bạn có thể tìm được phòng trọ với yêu cầu trên. Tuy nhiên, giá cả phòng trọ tại những khu vực này lại là một yếu tố quan trọng bạn nên xem xét.

3. Kinh nghiệm tránh lừa đảo khi thuê nhà trọ:
     Khi đi thuê nhà trọ phòng trọ, ngoài tìm hiểu trên mạng, bạn cần đến tận nơi để kiểm tra nhà trọ – phòng trọ. Khi sinh viên “giao tiền” của mình cho phía cho thuê nhà trọ – phòng trọ, cần chú ý những điều sau:
– Kiểm tra nhà trọ – phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe,…
– Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ – phòng trọ
– Các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?
– Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc),
– Giấy đặt cọc giữ phòng phải ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng các thông tin mức phí, giá cả để tới ngày ký hợp đồng làm bằng chứng. Trên giấy đặt cọc giữ chỗ phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Tiền đặt cọc chỉ đưa 50% giá bên nhà trọ đưa ra.
– Cuối cùng là ngày ký hợp đồng thuê trọ. Bạn phải đọc kĩ hợp đồng để xem hợp đồng có rõ ràng ngày tháng và các điều khoản hay không, đầy đủ thông tin chưa, có quy định bồi thường gì trong hợp đồng hay không?

4. Đề phòng khi liên hệ và giao dịch thuê nhà:

     Hiện nay ngành dịch vụ phát triển kéo theo sự xuất hiện của nhiều đơn vị giao dịch “trung gian” hay còn gọi là môi giới. Để tránh bị đẩy giá thuê lên cao và tốn quá nhiều tiền vào phí môi giới hay thậm chí là bị lừa gạt, bạn nên tìm những nguồn môi giới uy tín, và người giao dịch trực tiếp với bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau:

– Theo quy định của Bộ luật dân sự (2005), bên thứ ba cần có chứng nhận sở hữu nhà cho thuê và các giấy tờ hợp pháp khác để chứng minh bản thân có đủ điều kiện quyết định với căn nhà.
– Người giao dịch cần lấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác để đảm bảo. Khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra, những loại giấy tờ này sẽ được sử dụng đề nhờ sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền

5. Kiểm tra những thông tin trong hợp đồng:
     Thông thường khi thuê nhà trọ, rất ít người làm hợp đồng. Nhưng làm như vậy sẽ không chắc chắn được quyền lợi cho người thuê, bởi vì chủ nhà có thể đưa ra quyết định “bất chợt” làm cho người thuê không giải quyết kịp. Bạn cũng nên đề cập đến vấn đề đặt cọc tiền thuê phòng trọ trong hợp đồng, trường hợp chuyển nhà trước thời gian quy định thì quy định về số tiền cọc như thế nào? Và thời gian trả tiền phòng là mỗi tháng hay đóng 1 lúc 3 tháng. Tiền phát sinh phí Internet, điện nước,… như thế nào cũng phải ghi cụ thể vào hợp đồng.
     Số tiền đặt cọc mặc dù ở mỗi nơi mỗi khác, nhưng thông thường số tiền đặt cọc chỉ 1-2 tháng, nếu gặp những trường hợp đặt cọc quá cao các bạn cũng phải lưu ý. Trước khi vào phòng các bạn cũng nên kiểm tra hiện trạng của những cơ sở vật chất bên trong để đến khi chuyển đi không bị ép đền oan. Vào tháng đầu tiên khi chuyển vào các bạn cần kiểm tra số trên đồng hồ điện và nước, để tránh trường hợp trả tiền điện nước cho người xài trước đó.
     Hiện tình tình trạng sinh viên bị lừa khi tìm nhà trọ diễn ra rất phổ biến, đối tượng bị lừa nhiều nhất là những bạn sinh viên năm nhất mới vào thành phố. Các đối tượng đánh vào tâm lý muốn có phòng tốt, ở gần trung tâm mà giá cả cực thấp so với mặt bằng chung. Những đối tượng này thường giữ tiền cọc nhiều tháng và sau đó mất tích luôn cùng với tiền cọc. Hoặc cũng có trường hợp giao kết hợp đồng có những điều khoản bất lợi mà bên thuê không đọc kỹ đã vội ký vào hợp đồng.
Theo điều 495 trong Bộ luật dân sự, bên thuê nhà có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Nghĩa vụ của bên thuê nhà:

– Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận
-Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận
-Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra
– Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng
– Trả nhà cho bên cho thuê theo đúng thoả thuận
– Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng.
– Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:
– Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng.
– Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.
– Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
– Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước một tháng, nếu không có thoả thuận khác.

6. Điều quan trọng là cũng phải thực hiện Thủ tục đăng ký tạm trú đầy đủ

a, Hồ sơ đăng ký tạm trú:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP (trừ chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp).
– Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; Nếu có văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Xuất trình CMND hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.

b, Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Lưu ý: Việc đăng ký tạm trú trên thực tế thường do chủ hộ gia đình thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, cá nhân thuê vẫn có thể thực hiện việc đăng ký này. (Căn cứ Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA)

– Không đăng ký tạm trú bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng.
– Theo Điểm a, Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Như vậy, có nghĩa là cá nhân người thuê và chủ hộ gia đình cho thuê nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú đều bị xử phạt theo mức nêu trên.

Địa chỉ: Trường Đại học Thành Đô
Km 15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.
Hotline: 0934.078.668 hoặc 0243.386.1601
Facebook: Đại học Thành Đô

Tin tức khác

0934 078 668