Đại học Thành Đô

Home » CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ TỪNG BƯỚC LÀM CHỦ CÔNG CỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ TỪNG BƯỚC LÀM CHỦ CÔNG CỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

28/04/2023

Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động hữu ích và thiết yếu tại trường đại học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phát triển các kỹ năng cho đội ngũ Cán bộ, Giảng viên. Giảng dạy và nghiên cứu là hai hoạt động song hành, hỗ trợ nhau nằm trong chương trình đào tạo cán bộ,  giảng viên nhà Trường.

Việc hướng dẫn sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thiện các bài nghiên cứu và bài viết đăng tạp chí quốc tế. Sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu của trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Có những công cụ giúp tổ chức và quản lý dữ liệu nghiên cứu, giúp cho việc phân tích và đánh giá dữ liệu trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn, hoàn thành các nghiên cứu một cách chính xác và hiệu quả.

Dẫn dắt nội dung buổi Seminar là TS. Phạm Hùng Hiệp – Phó Viện trưởng thường trực và ThS. Nguyễn Linh Chi – Nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu và Chuyển giao tri thức.

TS. Phạm Hùng Hiệp – Phó Viện trưởng thường trực, Viện Nghiên cứu và Chuyển giao tri thức.

Các nội dung lần lượt được phân tích chi tiết và đồng thời thực hành từng phần, từng mục, áp dụng trực tiếp vào các bài viết, bài nghiên cứu của chính cán bộ, giảng viên.

Seminar “Hướng dẫn sử dụng một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học” cung cấp kiến thức và kỹ năng quan trọng trong sử dụng công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung phân tích kỹ và thực hành 3 công cụ chính:

Thứ nhất, tạo tài khoản trên Google Scholar, đây là một cách tiếp cận hữu ích để tìm kiếm và theo dõi các công trình nghiên cứu mới nhất trong các lĩnh vực. Sau khi tạo tài khoản, Cán bộ, Giảng viên có thể tìm kiếm các tài liệu khoa học từ các tạp chí, các trang web học thuật, các bài viết hội thảo, các tài liệu tham khảo và các bài viết của các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Các tài liệu này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên dựa trên tính năng và mức độ liên quan với từ khóa tìm kiếm.

Việc tạo tài khoản trên Google Scholar cũng cho phép theo dõi các tác giả yêu thích và nhận thông báo về các công trình mới nhất của họ. Theo đó, có thể tạo danh sách các tài liệu yêu thích và chia sẻ với đồng nghiệp hay những người quan tâm đến cùng lĩnh vực nghiên cứu.

Tạo tài khoản trên Google Scholar giúp xây dựng danh tiếng và tăng cơ hội được trích dẫn trong các tài liệu khoa học khác. Các tài liệu được tìm thấy trên Google Scholar thường được sử dụng như một phần của các công trình nghiên cứu khác và các bài viết hội thảo, vì vậy, việc có nhiều trích dẫn từ các tài liệu của mình có thể tăng đáng kể danh tiếng và uy tín của các nhà nghiên cứu.

Cán bộ, Giảng viên tích cực thực hành ứng dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học

Thứ hai về ứng dụng Kiểm tra đạo văn, Trường Đại học Thành Đô sử dụng tài khoản chính thống nhằm đảm bảo trong kiểm tra các bài viết, bài nghiên cứu, đồ án, luận văn, luận án trong Nhà Trường. Turnitin là công cụ phân tích tương đồng văn bản được sử dụng để phát hiện các nội dung sao chép trong các bài viết, báo cáo, luận văn, tạp chí và các tài liệu khác. Việc sử dụng Turnitin trong quá trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo tính trung thực và độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. 

ThS. Nguyễn Linh Chi cũng đề cập đến việc bảo vệ bản quyền cho các tác giả và các tài liệu nghiên cứu thông qua công cụ Turnitin. Khi các tài liệu được nộp lên cho Turnitin, công cụ này sẽ so sánh các đoạn văn bản trong tài liệu đó với các tài liệu đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của nó. Nếu phát hiện bất kỳ nội dung nào trong tài liệu bị sao chép từ nguồn khác, người dùng có thể phát hiện được nguyên nhân và loại bỏ những đoạn văn bản sao chép để tránh vi phạm bản quyền.

Cán bộ, Giảng viên tích cực thực hành ứng dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học

Công cụ cuối cùng được đề cập trong buổi Seminar chính là Mendeley – một ứng dụng trích dẫn, quản lý tài liệu và thư mục tham khảo được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu khoa học. Ứng dụng này cho phép người dùng quản lý các tài liệu của mình, từ việc lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm và chia sẻ các tài liệu tham khảo, đồng thời hỗ trợ việc viết báo cáo, luận văn, tài liệu nghiên cứu và các tài liệu khoa học. 

Sử dụng Mendeley trong nghiên cứu khoa học giúp tiết kiệm thời gian, nhờ sắp xếp, tổ chức, lưu trữ và quản lý tài liệu mà tìm kiếm và truy cập các tài liệu tham khảo trở nên dễ dàng và nhanh chóng. 

Cùng với đó, Mendeley giúp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của các tài liệu tham khảo. Các tài liệu được nhập vào ứng dụng được tự động đánh dấu các thông tin quan trọng như tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí và năm xuất bản, đảm bảo rằng các tài liệu được tham khảo trong các bài viết, báo cáo hoặc đề cương đều có tính chính xác cao.

Cán bộ, Giảng viên tích cực thực hành ứng dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học

Hướng dẫn sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học sẽ giúp tăng cường kỹ năng của Cán bộ, Giảng viên nhà trường và càng đặc biệt đối với các sinh viên và học viên mới bắt đầu bước vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Việc sử dụng các công cụ này giúp nắm vững được các kỹ năng cần thiết trong quá trình nghiên cứu, từ đó giúp tiếp cận và thực hiện các dự án nghiên cứu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu, các công cụ hỗ trợ giúp đánh giá dữ liệu một cách chính xác và khoa học hơn, từ đó đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp của nghiên cứu. Hơn nữa, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ còn giúp tăng cường tính đồng nhất và minh bạch trong quá trình nghiên cứu, giúp cho các kết quả nghiên cứu được đánh giá và xác nhận đúng mức độ tin cậy cao.

Lắng nghe những nội dung thiết thực được chia sẻ từ các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu và Chuyển giao tri thức và trực tiếp thao tác thực hành, Cán bộ Giảng viên Trường Đại học Thành Đô có thêm kiến thức và kỹ năng bổ ích ứng dụng thực tiễn vào trong các nghiên cứu khoa học, nâng cao hơn nữa cả về chất lượng cũng như số lượng các bài viết đăng trên các tạp chí quốc tế và các bài nghiên cứu.

Việc hướng dẫn sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học là một công việc cần thiết và quan trọng đối với các trường đại học nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các nghiên cứu khoa học, đồng thời giúp tăng cường định vị và vị thế của trường trong cộng đồng nghiên cứu quốc tế.

Tin tức khác

0934 078 668