Đại học Thành Đô

Home » Tin tức » Chính sách tài chính giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2035: Thực trạng và giải pháp

Chính sách tài chính giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2035: Thực trạng và giải pháp

05/03/2022

05/03/2022
<!–59
19–>

         Ngày 05/3/2022, Trường Đại học Thành Đô phối hợp với Trường Đại học Kinh Tế – ĐHQG Hà Nội tổ chức thành công Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Các giải pháp về chính sách tài chính nhằm phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2035”.

        Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên nền tảng Zoom và trực tiếp tại Hội trường Hoa Hồng – Trường Đại học Thành Đô. Tham dự Hội thảo, đại diện Trường Đại học Thành Đô có TS. Phan Thị Thanh Thảo – Hiệu trưởng Nhà trường; Ban giám hiệu, cùng toàn thể cán bộ, giảng viên của Nhà trường.

        Về phía Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội và đại biểu khách mời có PGS.TS Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Lê Trung Thành Trưởng Phòng Đào tạo; TS. Trần Thế NữPhó Chủ nhiệm Khoa Kế toán Kiểm toán; TS. Nguyễn Mai HươngVăn phòng Quốc Gia (VPQG), Bộ Khoa học Công nghệ; TS Phạm Hùng Hiệp – Đại học Phú Xuân; TS.Trần Thế Vũ – Đại học Đà Nẵng cùng với hơn 90 nhà khoa học, chuyên gia đến từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong cả nước.

        Đây là hội thảo thứ 3 trong chuỗi Hội thảo Quốc gia của đề tài “Các giải pháp về chính sách tài chính nhằm phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2035” nhằm tạo diễn đàn thảo luận, trao đổi giữa các nhà khoa học, nhà quản lý về thực trạng nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học ở Việt Nam hướng tới việc xây dựng, hoàn thiện các chính sách tài chính cho giáo dục đại học đến năm 2035.

        Mở đầu Hội thảo PGS.TS Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội và TS. Phan Thị Thanh Thảo – Hiệu trưởng trường Đại học Thành Đô đã có bài phát biểu khai mạc và chào mừng các đại biểu tham dự Hội thảo.

Đã có 03 tham luận được trình bày tại Hội thảo gồm:

Nghiên cứu về sự sẵn sàng chi trả chi phí của sinh viên trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục – TS. Phạm Hùng Hiệp Trường Đại học Phú Xuân;

– Chính sách và giải pháp đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học – PGS.TS. Lê Trung Thành Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN;

– Đánh giá hiệu quả kinh tế của các đại học tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016: Phương pháp phân tích bao đóng dữ liệu – TS. Trần Thiện Vũ, Đại học Đà Nẵng.

        Trong phần thứ hai của Hội thảo, các bài tham luận của các diễn giả đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận, góp ý, đề xuất của đại biểu tham dự. Với tinh thần xây dựng, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn các ý kiến đa chiều tại Hội thảo giúp các nhà khoa học hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình, đồng thời đóng góp cho các nhà xây dựng chính sách một số giải pháp tối ưu về chính sách tài chính nhằm phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035.

        Hội thảo khoa học “Các giải pháp về chính sách tài chính nhằm phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2035” đã chính thức khép lại và đạt được những mục tiêu đề ra. Là tiền đề cho những hợp tác giữa trường Đại học Thành Đô và Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN thêm bền chặt và tốt đẹp hơn. Hy vọng rằng, thông qua Hội thảo các nhà làm chính sách, nhà quản lý giáo dục, nhà nghiên cứu giáo dục sẽ tích luỹ thêm nhiều thông tin, kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện hơn chính sách tài chính trong giáo dục đại học tại Việt Nam.

Tin tức khác

0934 078 668