Đại học Thành Đô

Home » CLB Nhiếp ảnh – Media trường Đại học Thành Đô – Dâng hương Ông tổ làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá

CLB Nhiếp ảnh – Media trường Đại học Thành Đô – Dâng hương Ông tổ làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá

24/05/2019

24/05/2019
<!–59
19–>

Đại học Thành Đô vinh dự được tọa lạc trên vùng đất Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội)  – đất danh nhân với nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà văn hóa lớn, nhà giáo dục, giáo sư Nguyễn Văn Huyên (cố Bộ trưởng Bộ GD-ĐT); các nhà khoa học: tiến sĩ vật lý Nguyễn Quang Riệu; giáo sư Nguyễn Quang Quyền – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa TP Hồ Chí Minh; giáo sư, tiến sĩ vật lý Nguyễn Quỹ Đạo; NSND Bạch Diệp; NSƯT Phi Tiến Sơn…

Lai Xá còn nổi tiếng là Làng nghề nhiếp ảnh nơi mà nhiều nhà nhiếp ảnh nổi tiếng và nhiều thế hệ các phóng viên nhiếp ảnh của các cơ quan thông tấn, báo, đài… đều trưởng thành từ đất Lai Xá; trong đó có Vũ Đình Hồng chuyên trách chụp ảnh Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch (1964-1969)… Nhân kỷ niệm 127 năm Làng nghề Nhiếp ảnh Lai Xá (1892 – 2019) và dịp giỗ Tổ (20-4 Âm lịch) lần thứ 73 năm nay, CLB Nhiếp ảnh – Media trường Đại học Thành Đô tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) – Cụ tổ nghề đã có công đầu hình thành nên ngành nhiếp ảnh ngày nay.

CLB Nhiếp ảnh – Media trường Đại học Thành Đô tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký)

Cụ Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký)
(1874 – 1946)

Trong Bách khoa Toàn thư Việt Nam ghi tên 4 danh nhân nhiếp ảnh, đầu tiên có cụ Đặng Huy Trứ và Khánh Ký (2 người còn lại là Võ An Ninh và Đinh Đăng Định). Đặng Huy Trứ là người đầu tiên du nhập nghề ảnh vào nước ta, nhưng Khánh Ký mới là người phát triển nó. Năm 1890, khi tròn 16 tuổi Cụ Khánh đi giúp việc cho hiệu ảnh Du Chương tại Hàng Bồ, với tư chất thông minh và nhanh nhẹn sau 2 năm Cụ Khánh đã có thể chụp ảnh và làm công tác hậu kỳ thành thạo. Cụ phát triển sự nghiệp riêng của mình bằng cách mở hiệu ảnh mang tên Khánh Ký tại phố Hàng Da, chỉ thời gian ngắn hiệu ảnh trở nên nổi tiếng khắp đất Kinh Kỳ thời đó, Cụ Khánh đã đưa người Lai Xá ra làm cho mình và truyền nghề cho họ.
Năm 1911 Cụ Khánh sang Pháp, để duy trì cuộc sống năm 1912 Cụ mở hiệu ảnh ở Toulouse làm ăn rất phát đạt. Vào những năm 1916 – 1917, khi Khánh Ký mở hiệu ảnh tại Paris, thời gian này Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động cách mạng tại Pháp. Theo cuốn Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917 – 1923) (NXB Chính trị Quốc gia 2002): Giai đoạn đầu sang Pháp, Bác đã được các cụ Khánh Ký, Phan Châu Trinh… trợ giúp về tài chính, nơi ở và truyền bá cho Bác nghề ảnh để có tiền hoạt động.
11 năm tha hương nơi xứ người, vào tháng 7/1921, cụ Khánh Ký về Việt Nam trên chiếc tàu thủy mang tên Amral Nielly. Chuyến đi này cụ Khánh còn mang theo 400 kg vật liệu về ảnh. Có kinh nghiệm cộng với tiềm lực kinh tế dồi dào từ các tiệm ảnh bên Pháp, cụ tiếp tục mở các tiệm ảnh ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Đặc biệt, hiệu ảnh của người Lai Xá thường được đính kèm chữ: “Ký” hoặc “Lai” như: An Ký, Thịnh Ký, Thiện Ký… hay: Phúc Lai, Kim Lai, Mỹ Lai…
Năm 1934, cụ Khánh Ký trở lại Pháp, tiếp tục kinh doanh nghề ảnh. Lúc sự nghiệp còn đang dang dở thì cụ Khánh mang trọng bệnh rồi mất ở Paris, thọ 72 tuổi. 

Có thể nói Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá là di sản truyền thống lưu giữ những giá trị to lớn cho ngành nhiếp ảnh, địa điểm tham quan và học tập cho các thế hệ. Qua buổi dâng hương cụ Nguyễn Đình Khánh, kỷ niệm 127 năm làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá, thành viên CLB Nhiếp ảnh – Media Đại học Thành Đô được hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển nghề, những công lao to lớn thế hệ cha ông đi trước, từ đó làm động lực cố gắng để học hỏi thêm kiến thức để cống hiến và theo đuổi đam mê. Những hoạt động thực tế được CLB duy trì thường xuyên không chỉ tăng kiến thức chuyên môn mà đó là cả những kỷ niệm đẹp lưu giữ cho mỗi người.
Ảnh hoạt động trong buổi dâng hương và tham quan:

Tin tức khác

0934 078 668