27/11/2024
Trong bối cảnh công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra những thay đổi lớn trong hầu hết các lĩnh vực, giáo dục cũng không nằm ngoài sự tác động này. Kỷ nguyên số đem đến cả cơ hội và thách thức cho ngành giáo dục, yêu cầu một sự chuyển đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới.
Công nghệ 4.0 không chỉ thay đổi cách thức giảng dạy mà còn tạo ra những thách thức mới, đòi hỏi giáo dục phải trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn để thích ứng với những xu hướng thay đổi nhanh chóng. Tiếp cận các phương pháp giảng dạy tiên tiến, giúp nâng cao chất lượng giáo dục trong kỷ nguyên số.
Những hỗ trợ của công nghệ trong giảng dạy tiếng anh
Việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy ngôn ngữ giúp người học tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi. Các ứng dụng học tập như Duolingo, Busuu hay Quizlet giúp luyện tập từ vựng và ngữ pháp hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) tạo ra các tình huống giao tiếp giả lập, giúp người học tự tin hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Phương pháp học tập cá nhân hóa
Công nghệ AI được áp dụng để phân tích khả năng học tập của từng cá nhân người học, từ đó thiết kế lộ trình học tập phù hợp. Qua đó, khuyến khích học tập theo tốc độ và phong cách riêng của mình, giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức.
Học tập qua trải nghiệm thực tế
Đổi mới trong giảng dạy là đổi mới trong phương pháp thông qua đổi mới các hoạt động trong lớp học. Các hoạt động trải nghiệm như thuyết trình, đóng kịch, hoặc tham gia các dự án hợp tác đa ngôn ngữ không chỉ giúp người học sử dụng ngôn ngữ linh hoạt mà còn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.
Đổi mới nội dung giảng dạy
Thay vì chỉ học qua sách vở, giáo viên hiện nay tích hợp các nội dung từ cuộc sống thực như phim ảnh, âm nhạc, và các tình huống giao tiếp hằng ngày vào bài giảng. Điều này giúp người học cảm thấy hứng thú hơn và hiểu rõ giá trị thực tiễn trong việc ứng dụng ngôn ngữ.
Vai trò quan trọng của giáo viên
Đổi mới sáng tạo không chỉ dừng lại ở công cụ, mà còn phụ thuộc lớn vào tư duy của người dạy. Giáo viên đóng vai trò người dẫn dắt, khuyến khích người học sáng tạo và tự tin sử dụng ngôn ngữ trong mọi hoàn cảnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vấn đề bền vững và sáng tạo càng trở nên quan trọng – các phương pháp và công cụ giảng dạy sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới để hỗ trợ người học và sinh viên trong việc tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả. Giáo dục hiện đại không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn mà còn phải phát triển các kỹ năng mềm như tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng và phản biện – những yếu tố cần thiết để sinh viên có thể trở thành những công dân toàn cầu sẵn sàng đối mặt với thách thức tương lai.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững luôn phát triển cùng nhau, bởi trong quá trình thực hiện đổi mới sáng tạo các trường đại học phải đặt trong chiến lược phát triển bền vững thì mới đem lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển chung của trường nói riêng và nền giáo dục nói chung. Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) được LHQ đưa vào 17 mục tiêu phát triển bền vững nhằm kêu gọi đảm bảo rằng mọi người đều có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững trên nhiều cấp độ. đổi mới sáng tạo rất quan trọng cho sự phát triển bền vững ở trường đại học. Tương tự như các trường học ở Thái Lan luôn khuyến khích người học, sinh viên đưa các ý tưởng, sản phẩm của đổi mới sáng tạo ứng dụng vào đời sống thực tiễn.
Giáo dục đại học Việt Nam dần bước tiếp cận đổi mới sáng tạo, giúp các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, từng bước trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu, do đó việc tiếp cận không nên nóng vội mà phải đi từng bước cơ bản. Theo đó, đổi mới sáng tạo cần được xác định và tuyên bố trong sứ mệnh và tầm nhìn.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc giảng dạy ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, mà còn hướng tới phát triển khả năng giao tiếp thực tiễn, ứng dụng linh hoạt và tư duy ngôn ngữ toàn diện của người học. Để đáp ứng nhu cầu này, đổi mới sáng tạo trong giảng dạy ngôn ngữ đã trở thành xu hướng tất yếu, giúp mang lại những bước tiến vượt bậc trong giáo dục. Là một cơ sở giáo dục đại học, có đào tạo chuyên môn về ngôn ngữ, Trường Đại học Thành Đô thực hiện. Nhà trường đã đưa môn khởi nghiệp, tư duy sáng tạo vào giảng dạy bắt buộc ở tất cả các chương trình đào tạo. Ngoài ra, Trường Đại học Thành Đô thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo về khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là định hướng nghiên cứu ứng dụng, hợp tác với các doanh nghiệp đưa sinh viên đến thực tập, mở rộng cơ hội học tập trải nghiệm và việc làm.
Đi sâu khai thác các chủ đề về giảng dạy ngôn ngữ tại các cơ sở giáo dục, Trường Đại học Thành Đô tới đây chủ trì một Hội thảo quốc gia với chủ đề “Hướng tới mục tiêu Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo cần chuẩn bị những gì?”, mong muốn nhận được những phân tích chuyên sâu khai thác khía cạnh:
Xem thông báo chi tiết về Hội thảo khoa học quốc gia Tại đây!
Thông tin liên lạc Ban tổ chức:
Quý Nhà nghiên cứu, Nhà khoa học, Thầy Cô quan tâm và gửi bài về địa chỉ: https://forms.gle/5Xkizj9skwfg8Tzy8
Email: research@thanhdouni.edu.vn
Điện thoại liên hệ: 0971 499 299 (Ms Nga) – 0384 938 050 (Ms Thục)
Ứng dụng đổi mới sáng tạo trong giảng dạy ngôn ngữ không chỉ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc truyền đạt kiến thức mà còn góp phần xây dựng thế hệ người học năng động, tự tin và sẵn sàng hội nhập quốc tế. Đây chính là hướng đi bền vững để phát triển giáo dục ngôn ngữ trong thời đại mới.
Trường Đại học Thành Đô
Địa chỉ:
- Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.
- Số 8, Kiều Mai, Phú Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0934 07 8668 – 0243 386 1601
Website: https://thanhdo.edu.vn/