Đại học Thành Đô

Home » QUẢN TRỊ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ CẢNG HÀNG KHÔNG HỌC GÌ? LÀM GÌ?

QUẢN TRỊ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ CẢNG HÀNG KHÔNG HỌC GÌ? LÀM GÌ?

23/06/2023

Với định hướng ứng dụng, thực hành, lần đầu tiên chương trình đào tạo nhân lực ngành hàng không với mô hình Nhà trường – Doanh nghiệp ngay tại Hà Nội bởi trường Đại học Thành Đô mở ra nhiều hướng đi mới dành cho sinh viên sau tốt nghiệp với các vị trí khác nhau trong lĩnh vực hàng không. Nuôi đam mê giấc mơ bay với chương trình đào tạo từ các khóa học đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. 

Quản trị Hàng không là ứng dụng quản trị kinh doanh trong lĩnh vực hàng không để vận hành quá trình điều hành, khai thác và cung ứng dịch vụ hàng không. Năm 2023, Trường Đại học Thành Đô mở Khoa hàng không, đồng thời mở rộng ngành Quản trị kinh doanh với hai chuyên ngành QTKD Vận tải hàng không và QTKD Cảng hàng không. Sinh viên chuyên ngành QTKD Vận tải hàng không và QTKD cảng hàng không song song với kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực kinh tế sẽ được tập trung đi từ tổng quan đến chuyên sâu các kiến thức về Hàng không dân dụng, Quản trị hãng hàng không, Marketing hàng không, An toàn hàng không, Quản trị tài chính, Quản trị chiến lược, Thanh toán quốc tế, Quản trị nguồn nhân lực… và các kiến thức chuyên sâu, mở rộng hiểu biết về cơ sở hạ tầng hàng không, sân bay, cách vận hành quản trị thiết bị cảng hàng không, Bảo hiểm hàng không, Quản trị thương mại cảng hàng không, Quy tắc quốc tế về vận chuyển hàng không.v.v

Học sinh THPT trải nghiệm lớp học tại Khoa Hàng Không – Trường Đại học Thành Đô trong ngày Hội tư vấn hướng nghiệp

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh định hướng vận tải hàng không và cảng hàng không trang bị kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh và chuyên sâu về khai thác vận tải hàng không, với phương pháp đào tạo chú trọng ứng dụng, với thời lượng thực hành lên đến 50%, thông qua mô phỏng (simulator) quá trình khai thác tàu bay và sân bay, thực hiện trực tiếp kỹ năng nghiệp vụ có sự giám sát của giảng viên thực hành (on the job training) trong quy trình thương mại hàng không, giám sát và phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa… hoặc đảm bảo chuyến bay an toàn, quá trình thực hành tại các sân bay và các hãng hàng không.

  • Thực hành bằng mô phỏng (Fablab simulator) quá trình khai thác tàu bay, sân bay quốc tế. 
  • Thực tập thực tế tại doanh nghiệp (on the job training) lĩnh vực hàng không: 500 giờ.
  • Các doanh nghiệp đồng hành và tham gia đào tạo

Hàng không là ngành có tầm quan trọng đặc biệt, đóng vai trò trọng yếu, là huyết mạch của mỗi quốc gia, không chỉ trong phát triển kinh tế, mà còn giữ vai trò quan trọng đối với an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Trong thời đại toàn cầu hóa, ngành hàng không tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của con người và phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu cũng như đầu tư nước ngoài, vốn là chìa khóa để phát triển kinh tế.

Ngành hàng không phát triển sẽ kéo theo hàng loạt các ngành khác phát triển. Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế cho thấy, hàng không tăng trưởng 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng GDP quốc gia 1%. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2019  của ngành Hàng không Việt Nam đạt trên 15%/năm, Việt Nam được đánh giá là thị trường phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. 

Bộ Giao thông vận tải đang trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, tổng sản lượng hành khách thông qua các sân bay khoảng 275,9 triệu hành khách và khoảng 4,1 triệu tấn hàng hóa.Trong giai đoạn này ưu tiên tập trung đầu tư một số sân bay lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội như Nội Bài, vùng TP.HCM như Tân Sơn Nhất, Long Thành. Từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 sân bay hiện có, đầu tư 6 sân bay mới đã được quy hoạch là Long Thành, Nà Sản, Lai Châu, Sa Pa, Quảng Trị, Phan Thiết đưa tổng số sân bay của cả nước vào năm 2030 là 28 sân bay, đảm bảo trên 95% dân số có thể tiếp cận tới sân bay trong phạm vi 100km gồm 14 sân bay quốc tế và 14 sân bay quốc nội.

Thị trường lao động hàng không có phần mở hơn nhưng chưa thực sự phát triển xứng với tiềm năng của nó, cả về đầu vào lẫn đầu ra. Nghề nghiệp hàng không như phi công, tiếp viên, kỹ sư, cán bộ quản lý chuyên môn… khi trở thành một nghề được đào tạo ở các trường đại học, đào tạo nghề chuyên nghiệp thì chắc chắn sẽ mang tới nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của ngành.

Nhu cầu nhân lực ngành hàng không hiện nay tăng cao và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai. Có rất nhiều vị trí công việc có thể đảm nhiệm sau tốt nghiệp chuyên ngành QTKD vận tải hàng không và cảng hàng không tại Trường Đại học Thành Đô. 

Cùng với xu hướng xã hội hóa trong ngành hàng không, là sự ra đời của nhiều sân bay cảng hàng không tạo cơ hội việc làm rộng mở trong lĩnh vực này. Theo thống kê của Cục Hàng không, tổng quan nguồn nhân lực ngành hàng không năm 2020 khoảng 44.000 người, dự kiến từ năm 2021-2025, ngành cần trên 60.000 nhân lực.

Riêng dự án Sân bay Long Thành giai đoạn 1 (khai thác từ 2025), theo số liệu dự báo nhu cầu nhân sự của Cục Hàng không, sẽ cần gần 13,8 nghìn lao động, trong đó có hơn 470 người là cán bộ lãnh đạo, quản lý; số lao động chuyên môn nghiệp vụ, trực tiếp sản xuất kinh doanh gần 12,7 nghìn người, còn lại là lao động khác. Bên cạnh đó, sự ra đời của các hãng hàng không mới như Bamboo Airlines,  Vietravel Airlines, sự phục hồi sau đại dịch Covid -19 và mở rộng mạng lưới bay trong và ngoài nước của các hãng hàng không lâu năm cũng làm tăng nhu cầu nhân lực ngành hàng không.

Sự phát triển của khoa học – công nghệ thúc đẩy giao lưu hợp tác kinh tế trên toàn cầu và nhu cầu du lịch ngày càng tăng, là tất yếu dẫn tới sự phát triển của các dịch vụ hàng không. Có thể nói, ngành hàng không chính là một trong những lĩnh vực xu hướng hiện nay với các vị trí công việc đa dạng, từ kỹ sư hàng không vũ trụ, kiểm soát viên không lưu, phi công thương mại, kỹ sư đến phi hành đoàn, mức thu nhập hấp dẫn, môi trường làm việc năng động… Để phát triển sự nghiệp lâu dài trong ngành này, các bạn trẻ cần có bằng cấp chuyên môn, không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện các kỹ năng và tố chất để đáp ứng được các yêu cầu thực tế của công việc.

Xem thêm phương thức và các yêu cầu xét tuyển chi tiết tại Thông báo tuyển sinh Đại học chính quy Chuyên ngành Quản trị kinh doanh vận tải hàng không và cảng hàng không.

Cách thức Đăng ký xét tuyển Ngành học:

Cách 1: Trực tiếp tại Trường hoặc chuyển phát qua đường bưu điện

Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà A, Trường Đại học Thành Đô

Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0934.078.668 –  024.33.861.601

Cách 2: Trực tuyến tại: Website: thanhdo.edu.vn hoặc Fanpage: Đại học Thành Đô

Tin tức khác

0934 078 668