Đại học Thành Đô

Home » SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG ANH HỌC THUẬT VÀ TIẾNG ANH GIAO TIẾP

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG ANH HỌC THUẬT VÀ TIẾNG ANH GIAO TIẾP

03/12/2024

Phân biệt được Tiếng Anh học thuật và Tiếng anh thông dụng giúp chúng ta xác định mục tiêu phù hợp và có kế hoạch học tập hiệu quả đạt mục tiêu đặt ra.

Tiếng Anh học thuật là một dạng tiếng Anh riêng biệt, được sử dụng trong học tập và nghiên cứu, có yêu cầu cao hơn và phức tạp hơn so với tiếng Anh giao tiếp thông dụng. Tiếng Anh học thuật cũng là nền tảng cơ bản tất yếu cần có để bước vào môi trường đại học, nghiên cứu hoặc làm việc tại nước ngoài. Vậy điểm khác biệt giữa tiếng Anh thông thường và tiếng Anh học thuật là gì và tại sao chúng ta nên học tiếng Anh học thuật?

Tiếng Anh học thuật nhằm mục đích giúp cho người học có được những kỹ năng cần thiết để có thể học tập trong môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, có khả năng đọc một khối lượng lớn các tài liệu học tập bằng tiếng Anh, nghe hiểu được bài giảng, trình bày được ý tưởng, viết các bài luận trong môi trường học thuật, thực hiện các bài viết nghiên cứu, giảng dạy trong môi trường quốc tế. Dưới đây là một số khái quát về sự khác biệt giữa Tiếng Anh học thuật và Tiếng Anh thông dụng (giao tiếp):

Tiếng Anh học thuật Tiếng Anh thông dụng
Mục đích sử dụng Sử dụng trong môi trường học thuật, nghiên cứu, bài luận, hội thảo, v.v. Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, công việc thường nhật, xã hội.
Ngữ cảnh sử dụng Bài luận, nghiên cứu, hội nghị, báo cáo, thư chính thức. Cuộc trò chuyện hàng ngày, mạng xã hội, email cá nhân.
Ngữ pháp Cấu trúc phức tạp, câu văn dài, chú trọng tính chính xác và logic. Cấu trúc đơn giản, câu văn ngắn gọn, dễ hiểu.
Từ vựng Sử dụng từ chuyên ngành, thuật ngữ, từ trang trọng. Sử dụng từ thông dụng, tiếng lóng, thành ngữ, từ thân thiện.
Cách diễn đạt Trang trọng, chính thức, không dùng từ rút gọn hay tiếng lóng. Thân thiện, tự nhiên, có thể dùng từ rút gọn hoặc tiếng lóng.
Độ chính xác Yêu cầu cao, tránh lặp từ và lỗi logic. Linh hoạt, không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.
Người sử dụng chính Sinh viên, nhà nghiên cứu, giáo viên, học giả. Hầu hết mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

Phân biệt 2 khái niệm trên thông qua các khía cạnh khác nhau giúp cho người sử dụng ngôn ngữ có thể sử dụng đúng mục đích, văn phong phù hợp và đạt được hiệu quả trong giao tiếp, công việc cũng như việc học tập, nghiên cứu. Xác định rõ mục đích sử dụng, việc ưu tiên tập trung tiếng Anh học thuật hay tiếng Anh thông dụng sẽ giúp cho người học đạt hiệu quả học tập.

Tiếng Anh học thuật đương nhiên đòi hỏi một sự đầu tư không nhỏ về cả thời gian và tài chính. Nhưng sự đầu tư đó là nền tảng đồng hành với bạn trong suốt những năm đại học và cả sự nghiệp sau này. Ngoài việc tự học, bạn cần tìm đến những khóa học chuyên sâu với những giáo viên có  kinh nghiệm tại những trung tâm uy tín. Bởi lượng kiến thức và kỹ năng trong tiếng Anh học thuật là khá lớn và phức tạp; sẽ thật khó để bạn có thể nắm vững nếu không được hướng dẫn bài bản, đầy đủ và có hệ thống. Và theo mình, sự chuẩn bị tốt nền tảng tiếng Anh học thuật ngay từ quê nhà sẽ không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn giúp bạn tự tin hơn, thành công hơn khi đi du học.

Đi sâu khai thác các chủ đề về giảng dạy ngôn ngữ tại các cơ sở giáo dục, Trường Đại học Thành Đô tới đây chủ trì một Hội thảo quốc gia với chủ đề “Hướng tới mục tiêu Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo cần chuẩn bị những gì?”, mong muốn nhận được những phân tích chuyên sâu từ các nhà nghiên cứu trên các khía cạnh:

  • Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học (English as second language in school);
  • Sử dụng Tiếng Anh như một phương tiện trong giảng dạy (English as medium of instruction);
  • Tiếng Anh  chuyên ngành (English as Special Purpose)
  • Tiếng Anh học thuật (Academic English)
  • Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong tiếng Anh (Renovation of testing and assessment in English)
  • Thiết kế chương trình trong Tiếng Anh (Program Design in English)
  • Áp dụng Công nghệ giáo dục vào dạy và học tiếng Anh (Application of Educational Technology in English teaching and learning), bao gồm cả áp dụng AI trong dạy và học tiếng Anh (application of AI in English teaching and learning)
  • Quản lý các chương trình đào tạo dạy bằng tiếng Anh (Manage English-Taught Programmes)
  • Đào tạo giáo viên sư phạm Tiếng Anh (English Teacher Training)

Xem thông báo chi tiết về Hội thảo khoa học quốc gia Tại đây!

Thông tin liên lạc Ban tổ chức:

Quý Nhà nghiên cứu, Nhà khoa học, Thầy Cô quan tâm và gửi bài về địa chỉ: Form đăng ký
Email: research@thanhdouni.edu.vn
Điện thoại liên hệ: 0971 499 299 (Ms Nga) – 0384 938 050 (Ms Thục)

Tin tức khác

0934 078 668