22/03/2025
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và những tác động tất yếu của trí tuệ nhân tạo trên mọi lĩnh vực, Hệ sinh thái giáo dục Thado Edupark, với hạt nhân là Trường Đại học Thành Đô xác định ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những trọng tâm chiến lược của giai đoạn 2025 – 2030. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, trường Đại học Thành Đô đã tổ chức chuỗi seminar “Thado Edupark và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc”, tập trung vào các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và quản lý giáo dục.
Một trong 6 năng lực theo khung năng lực số của người học được công bố trong Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT) là khả năng ứng dụng AI. Điều này bao gồm việc hiểu, sử dụng và đánh giá các hệ thống AI một cách có đạo đức và trách nhiệm. Tại Thado Edupark, AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn là phương tiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu.
Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của AI lên mọi mặt đời sống và tính ứng dụng rộng rãi của trí tuệ nhân tạo trong công việc cũng như học tập. Do đó, các cơ sở giáo dục cần có những thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu xã hội và đồng thời điều chỉnh trong phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá tương ứng. Giảng viên cần nâng cao về năng lực ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và có sự định hướng cần thiết với người học.
Chủ trì buổi Seminar, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo, Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Đô nhấn mạnh rằng thay vì lo ngại AI sẽ thay thế con người, giảng viên và cán bộ cần thay đổi để tận dụng công nghệ, nâng cao hiệu suất công việc.
Thảo luận và thực hành ứng dụng AI
Buổi seminar tổng kết đã thu hút sự quan tâm của nhiều giảng viên, cán bộ trong hệ sinh thái giáo dục Thado Edupark. Các diễn giả đã chia sẻ về cách AI có thể tối ưu hóa soạn bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra – đánh giá, cũng như hỗ trợ nghiên cứu khoa học.
ThS. Nguyễn Văn Diễn, Phó trưởng khoa CNTT, hướng dẫn cách kết hợp ChatGPT, Gamma app và Canva để soạn bài giảng nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt đi sâu nhấn mạnh và thực hành hướng dẫn ứng dụng Chat GPT trong từng nhóm công việc tại hệ sinh thái giáo dục Thado Edupark. Đó là ứng dụng trong nhiệm vụ giảng dạy đối với từng chuyên môn từ việc ra lệnh trong viết code, sơ đồ hoá, vẽ mô hình, xây dựng bài tập, hay ứng dụng trong lĩnh vực tuyển sinh, truyền thông. Thầy cũng đưa ra những prompt đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu và có khả năng đánh giá khi sử dụng ứng dụng Chat GPT để đảm bảo tính chính xác và tối ưu hóa kết quả.
Sự kết hợp hợp lý giữa các ứng dụng AI khác nhau trên cơ sở xác định rõ mục đích sử dụng sẽ giúp giảm bớt thời gian, công sức trong giải quyết một nhiệm vụ công việc. Do đó việc tìm hiểu và thử nghiệm các tính năng chính của từng ứng dụng AI, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và kết hợp thế mạnh của các ứng dụng với nhau giúp cho cán bộ, giảng viên giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ công việc, tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu suất công việc.
Ứng dụng AI trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá
ThS. Đinh Thị Thanh Huyền, Phó trưởng khoa Du lịch – Ngoại ngữ, cùng cán bộ, giảng viên thực hành các công cụ AI như Edcafe AI, ClassPoint, Quizzi AI để hỗ trợ hoạt động giảng dạy. Những ứng dụng này giúp xây dựng giáo án sáng tạo, tạo động lực học tập cho sinh viên. Với đặc thù giảng dạy ngoại ngữ, thì những ứng dụng AI này hỗ trợ việc soạn giáo án, game hoá bài giảng phát huy sự sáng tạo cùng như xây dựng động lực học tập cho sinh viên và định hướng sinh viên ứng dụng AI hỗ trợ tăng hiệu quả học tập là việc vô cùng cần thiết.
Nối tiếp những chia sẻ trên, Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc – Giáo viên tại Trường Trường Tiểu học & THCS Unigo đã chia sẻ về những ứng dụng chủ đạo của AI trong giảng dạy và học tập của nhà trường. Những trải nghiệm thực tiễn trong quá trình sử dụng AI trong giảng dạy, bao gồm Wordwall trong dạy tiếng Việt, Suno để tạo bài hát, Animate để chuyển đổi giọng nói thành video được cô chia sẻ và trực tiếp thao tác trên màn hình. Những công cụ này giúp bài giảng sinh động và thu hút học sinh hơn, đồng thời giúp tăng tương tác giữa học sinh với công nghệ và xây dựng định hướng chương trình đào tạo thích hợp.
Ở khía cạnh này, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người giáo viên, giảng viên trong việc thay đổi hình thức giảng dạy, xây dựng bài giảng, và mở rộng hơn là những thay đổi trong xây dựng chương trình đào tạo cà chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo.
Một trong những hệ quả mang tính thách thức đối các cơ sở giáo dục trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo là bài toán về kiểm tra – đánh giá. Làm thế nào để đánh giá đúng về kiến thức, kỹ năng và sự phát triển của người học? Cách thức đánh giá phải thay đổi như thế nào? Cách đặt câu hỏi, ra đề thi phải thay đổi ra sao?
ThS. Bùi Đức Thịnh, Phó trưởng Phòng Đào tạo nhấn mạnh sự cần thiết của đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong thời đại AI. Việc sử dụng công cụ trực tuyến, ngân hàng đề thi trắc nghiệm, và hệ thống đánh giá tự động giúp đảm bảo công bằng, chính xác trong kiểm tra kết quả học tập.
AI hỗ trợ nghiên cứu khoa học
TS. Vũ Thị Thanh Minh, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu khoa học và phát triển, trình bày về cách AI hỗ trợ kiểm tra mức độ trùng lặp, dịch thuật, tìm lỗi ngữ pháp trong bài báo khoa học. Ngoài ra, AI còn giúp sắp xếp tài liệu tham khảo và nâng cao chất lượng nghiên cứu.
Một buổi trao đổi thảo luận với nhiều thông tin hữu ích đối với mỗi cá nhân cán bộ, giảng viên trong toàn hệ sinh thái Thado Edupark trên hành trình hướng đến mục tiêu chung. Không chỉ là việc ứng dụng từng phần mềm hỗ trợ giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể mà quan trọng hơn là những chuyển biến trong nhận thức, ý thức về tầm ảnh hưởng to lớn và tất yếu của sự phát triển khoa học, công nghệ. Trên cơ sở nhận thức đúng, mỗi thành viên trong hệ sinh thái sẽ tham gia và hiện thực hoá, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hỗ trợ hiệu quả công việc, tăng hiệu suất và
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục không còn là lựa chọn mà là xu thế tất yếu. Hệ sinh thái giáo dục Thado Edupark đang từng bước hiện thực hóa chiến lược số hóa giáo dục, trang bị cho giảng viên và sinh viên những kỹ năng cần thiết để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên AI.
> Chuỗi seminar “Thado Edupark và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc” gồm 6 buổi với các nội dung cụ thể:
Buổi | Nội dung | Diễn giả |
1 | Làm mới giảng dạy qua hoạt động game hóa và AI thu hút người học | Diễn giả Đinh Hồng & Phùng Linh |
2 | How to use chat GPT to improve your work | TS. Nguyễn Thị Phước Vân – Giảng viên Khoa CNTT Trường ĐH Thành Đô, chuyên gia phát triển AI |
3 | “Trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu: Hướng nghiên cứu và ứng dụng tại trường Đại học Thành Đô” | TS. Lê Đức Huy – Phó trưởng Khoa CNTT Trường ĐH Thành Đô |
4 | How to use Chat gpt to enhance your code/ programming | TS. Nguyễn Thị Phước Vân – Giảng viên Khoa CNTT Trường ĐH Thành Đô, chuyên gia phát triển AI |
5 | Ứng dụng AI trong doanh nghiệp | ThS. Hoàng Trung Dương – Giám đốc khách hàng doanh nghiệp của Tập đoàn Nam Á |
6 | Thado Edupark và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong công việc
|
PGS.TS. Phan Thị Thanh Thảo – Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô
ThS. Nguyễn Văn Diễn – Phó trưởng Khoa CNTT Trường ĐH Thành Đô ThS. Đinh Thị Thanh Huyền – Phó trưởng Khoa Du lịch – Ngoại ngữ Trường ĐH Thành Đô Cô Nguyễn Thị Ngọc – Trường Tiểu học và THCS Unigo TS. Vũ Thị Thanh Minh, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu khoa học và phát triển ThS. Bùi Đức Thịnh – Phó trưởng phòng đào tạo |
Trường Đại học Thành Đô
Địa chỉ:
Hotline: 0934 07 8668 – 0243 386 1601 Website: https://thanhdo.edu.vn/ |