20/06/2024
AI đã giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, trở thành “trợ thủ” đắc lực của người lao động trong nhiều công đoạn, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và những cách thức tiếp cận mới, đồng thời cũng tạo ra những nguy cơ, thách thức tiềm ẩn. Trước sự phát triển như vũ bão và những ứng dụng sâu rộng của AI trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt sau sự xuất hiện của chatbot Chat GPT đình đám, ngày càng có nhiều lo ngại rằng công nghệ AI tạo sinh (AI Generative) có thể “cướp đi” việc làm của con người.
Không thể phủ nhận, AI có thể hiệu quả hơn con người trong một số lĩnh vực cụ thể, nhất là trong lĩnh vực đòi hỏi xử lý lượng lớn dữ liệu, tính toán nhanh với tính chính xác cao, như phân tích dữ liệu, điều khiển máy móc trong sản xuất và quản lý hệ thống thông tin.
Trong các ngành sản xuất, logistics và dịch vụ, AI và robot đã thay thế con người trong các hoạt động thực hiện nhiều lần theo chu trình một cách chính xác và hiệu quả, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng năng suất. Với khả năng tự động hóa quá trình thu thập và phân tích dữ liệu lớn, AI cũng có thể thay thế các nhà phân tích dữ liệu truyền thống trong lĩnh vực tài chính và tiếp thị. Ngoài ra, các chatbot tự động xử lý các yêu cầu và truy vấn của khách hàng sẽ giảm thiểu nhu cầu nhân lực cho dịch vụ khách hàng trực tiếp.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, AI khó có thể thay thế được một số kỹ năng của con người, nhất là liên quan đến tương tác và cảm xúc; khả năng sáng tạo và đổi mới cũng là hạn chế của AI. Quan trọng hơn, AI chưa có khả năng hiểu và xử lý đầy đủ các yếu tố phi logic liên quan đến nhận thức con người, bối cảnh văn hóa, xã hội hay đạo đức. Do đó việc quan trọng không phải lo sợ về việc AI sẽ thay thế những vị trí việc làm như thế nào mà yếu tố mang tính quyết định chính là khả năng làm chủ công cụ này.
Nắm bắt xu hướng với tính ứng dụng AI sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, Trường Đại học Thành Đô bên cạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy chuyên sâu dành cho sinh viên Công nghệ thông tin qua chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, thì từ năm 2024, Nhà trường thực hiện giảng dạy đại trà về AI dành cho sinh viên tất cả các khối ngành với học phần “Trí tuệ nhân tạo (AI) và ứng dụng”. Theo đó, sinh viên được tích lũy thêm hiểu biết tổng quan về trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của AI trong từng lĩnh vực ngành học mình đang theo đuổi, ngoài ra cung cấp thư viện thông tin để sinh viên có thêm tài liệu tự học, có khả năng vận dụng và tự thiết kế ứng dụng AI trong công việc và cuộc sống.
>> Xem thêm về chương trình Giảng dạy AI đại trà tại Trường Đại học Thành Đô.
Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) được thực hiện trên phạm vi toàn cầu cũng chỉ ra rằng, tác động lớn nhất của AI có thể là những thay đổi tiềm ẩn với chất lượng công việc, đặc biệt là cường độ làm việc và tính tự chủ, chứ không phải đảm nhận hoàn toàn, “xóa sổ” vai trò của người lao động, bởi hầu hết các công việc và các ngành nghề chỉ tiếp xúc một phần với tự động hóa. Tuy nhiên, người lao động cũng cần cập nhật kiến thức, kỹ năng để thích ứng trước những thay đổi như vũ bão của công nghệ.
Những tác động rõ nét của AI trên các lĩnh vực được cụ thể hoá trong xử lý những tác vụ công việc cụ thể:
Việc ứng dụng công nghệ và AI trong lĩnh vực có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, tư vấn giúp tối ưu hoá chi phí, thời gian, dễ dàng tạo sự kết nối toàn cầu, tận dụng và tổng hợp được các công trình nghiên cứu một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Với những tác động tổng thể của AI trên nhiều lĩnh vực đời sống đòi hỏi mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên đang trên hành trình chuẩn bị bước vào thế giới nghề nghiệp đều cần trang bị những kiến thức trọng tâm về AI để nâng cao hiểu biết, bắt kịp xu hướng và ứng dụng linh hoạt các tính năng của AI phục vụ cho công việc, học tập, đời sống.
Trường Đại học Thành Đô
Địa chỉ:
- Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.
- Số 8, Kiều Mai, Phú Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0934 07 8668 – 0243 386 1601
Website: https://thanhdo.edu.vn/