Đại học Thành Đô

Home » 7 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

7 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

05/03/2024

Quản trị kinh doanh giữ vị trí quan trọng trong khối ngành kinh tế, sở hữu tiềm năng phát triển nghề nghiệp lớn và được xã hội trọng dụng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp Quản trị kinh doanh có thể thử sức ở nhiều lĩnh vực, nhiều vị trí công việc khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý các nghề liên quan đến Quản trị kinh doanh để các bạn học sinh tham khảo và có định hướng rõ ràng hơn cho tương lai!

Trước khi định hướng nghề, sinh viên cần hiểu đặc điểm của ngành Quản trị kinh doanh đối với việc lựa chọn hướng đi sự nghiệp. Ngành học mang 3 nét đặc trưng chính sau:

  • Trang bị kiến thức đa dạng để nắm được công việc của nhiều vị trí trong tổ chức: Sinh viên được học hỏi nguồn kiến thức khá rộng từ kế toán, nhân sự, marketing cho đến quản lý điều hành… 
  • Đào tạo cách quản lý vận hành tổ chức: Đây là mục đích chính của ngành học. Nhờ nguồn kiến thức bao quát, sinh viên tự tin trong vai trò lãnh đạo. Từ nền tảng học thuật, sinh viên có thể quản lý, phát triển và duy trì sự ổn định của tổ chức.
  • Phát triển tư duy khởi nghiệp: Người học Quản trị kinh doanh luôn gắn liền với những phẩm chất như năng động, sáng tạo, không ngại thử thách. Do đó, bên cạnh các kiến thức kỹ năng, sinh viên còn liên tục được trau dồi tinh thần khởi nghiệp, khởi tạo những giá trị cho bản thân và xã hội.

Trên cơ sở đó, có thể thấy sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có 2 hướng lựa chọn chính: làm việc trong các phòng ban thuộc tổ chức doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp. Hai con đường này có những lợi thế và thách thức riêng, không có con đường nào đúng hay sai chỉ có con đường phù hợp với mục đích, mong muốn và khả năng của bản thân.

Startup – khởi nghiệp

Nhiều bạn trẻ nhiệt huyết đã lựa chọn con đường khởi nghiệp để thỏa mãn bản thân và thử thách chính mình. Đây là con đường đầy thách thức nhưng không kém phần thú vị, phù hợp với những ai đam mê học hỏi và sẵn sàng đối mặt với khó khăn.

Ưu điểm khi lựa chọn khởi nghiệp: 

  • Mang đến nhiều cơ hội học hỏi, va vấp để trưởng thành.
  • Được tự do sáng tạo theo sở thích, nuôi dưỡng “đứa con tinh thần” của chính mình mà không bị ràng buộc bởi lãnh đạo, KPI, doanh số…
  • Cơ hội chủ động về thời gian, tiền bạc, khả năng tự do tài chính cao hơn.
  • Phát triển nhiều năng lực, đặc biệt tư duy lãnh đạo, tinh thần “thép”, tính kiên nhẫn, bền bỉ…

Thách thức khi khởi nghiệp: 

  • Cần nguồn lực và sự chuẩn bị tốt về tài chính, nguồn vốn trong dài hạn.
  • Áp lực lớn từ công việc, phải tự xoay sở mọi mặt khi kinh doanh gặp khó khăn.
  • Đối mặt với nguy cơ thua lỗ hoặc thất bại.
  • Bận rộn, dành nhiều thời gian cho công việc, hy sinh một vài sở thích, nhu cầu cuộc sống so với bình thường.
  • Cạnh tranh khốc liệt từ thị trường, yêu cầu sự đột phá, mới mẻ và phát triển liên tục.

Sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm có thể cân nhắc bắt đầu với những mô hình kinh doanh nhỏ. Sau đó phát triển, mở rộng hơn khi đã làm quen với con đường khởi nghiệp, tự tin với lượng kiến thức và kinh nghiệm vững vàng của bản thân.

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội và thúc đẩy doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhân viên sẽ thực hiện các hoạt động tiếp thị, tư vấn, bán sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng tiềm năng.

Với những ai đam mê kinh doanh và không ngại khó khăn, quyết tâm hết mình đạt được mục tiêu thì Sales chính là định hướng rất đáng để xem xét, vì có thể nói đây là một trong những định hướng nghề nghiệp được trả lương cao nhất, đặc biệt là khi bạn đạt được những vị trí từ manager trở lên. Tất nhiên áp lực doanh số là điều bạn không thể nào tránh khỏi được. Phần lớn những vị trí sales đều chấp nhận những bạn sinh viên mới ra trường hoặc không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm. Tất nhiên với một trình độ tiếng Anh tốt và kỹ năng vững vàng, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm công việc ở một doanh nghiệp lớn hơn.

Chuyên viên Marketing

Đây chắc chắn là một trong những lĩnh vực mà nhiều bạn sẽ cảm thấy hứng thú nhất khi ra trường với tấm bằng Quản trị kinh doanh trong tay. Muốn kinh doanh thành công, kế hoạch marketing trở thành vũ khí sống còn của mỗi doanh nghiệp, chính vì thế, nhân sự ngành này luôn được săn đón rất nhiệt tình và phúc lợi cũng không hề kém cạnh so với những ngành được trả lương cao khác. Với những ai năng động, sáng tạo và luôn có tư duy đổi mới, thì chắc chắn ngành marketing sẽ là một lĩnh vực rất đáng quan tâm của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đấy!

Nhiệm vụ chính của chuyên viên marketing là lập kế hoạch dựa trên nghiên cứu thị trường, thực thi các chiến lược tiếp thị hiệu quả để tăng cường nhận thức thương hiệu với khách hàng mục tiêu, từ đó tăng doanh số bán hàng. Công việc của vị trí này bao gồm: nghiên cứu thị trường, tâm lý và hành vi khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, lập kế hoạch marketing, sáng tạo nội dung, tổ chức các chiến dịch quảng cáo, đo lường hiệu quả…

Chuyên viên nghiên cứu thị trường

Công việc chính của vị trí này là nghiên cứu chuyên sâu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường theo khu vực và xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai. Từ đó hỗ trợ các phòng ban khác lên kế hoạch tổ chức các hoạt động kinh doanh, tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ một cách hiệu quả. Ngoài ra, nhân viên tại vị trí này cũng cần nghiên cứu các thị trường mới tiềm năng để mở rộng quy mô kinh doanh của công ty.

Quản trị nhân sự

Nếu bạn là người có năng khiếu trong việc tương tác, óc nhạy bén và khả năng thấu hiểu người khác thì có vẻ như lĩnh vực nhân sự sẽ hợp với bạn. Cũng giống như marketing, nhân sự (HR) cũng là lĩnh vực mà các bạn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh được đào tạo mũi nhọn. Các bạn sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng vững chắc liên quan đến quản trị Nhân sự, thiết lập chính sách phúc lợi và kế hoạch tuyển dụng đào tạo… Được biết, ngành nhân sự là lĩnh vực sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai theo dự báo của các chuyên gia.

Công việc bao gồm tuyển dụng, đào tạo và quản lý lực lượng nhân sự lao động trong tổ chức. Nhân viên đảm nhiệm vị trí cần thiết lập các chính sách nhân sự, quản lý hiệu suất làm việc, xây dựng văn hóa công ty, giải quyết các tranh chấp nội bộ và đảm bảo tuân thủ luật lao động. Công việc này đóng vai trò cốt lõi trong sự phát triển doanh nghiệp, tổ chức về mặt lâu dài.

Chuyên viên quản lý và chăm sóc khách hàng

Chuyên viên quản lý và chăm sóc khách hàng tập trung duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại và đề xuất các chiến lược cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng. Với công việc này, chuyên viên cần liên lạc trực tiếp với khách hàng để giải quyết thắc mắc, theo dõi báo cáo phản hồi của khách hàng, xử lý khiếu nại.

Giảng viên nghiên cứu học thuật ngành Quản trị kinh doanh

Công việc dành cho sinh viên có niềm đam mê ngành Quản trị kinh doanh và muốn phát triển sự nghiệp theo hướng học thuật. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các trường Đại học với vị trí giảng viên hoặc trở thành cán bộ trong các viện nghiên cứu chuyên ngành.

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thành Đô sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Bên cạnh đó, sau khi học ngành này, bạn có thể học thêm các khóa nghiệp vụ để làm việc trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng.

Như vậy, cơ hội việc làm trong ngành Quản trị kinh doanh tương đối rộng mở và hấp dẫn. Để trở thành nhân lực chất lượng cao, được xã hội các doanh nghiệp trọng dụng, sinh viên nên nỗ lực trau dồi các kỹ năng, nghiệp vụ tại những trường đại học uy tín.

Sinh viên có nhu cầu theo học ngành Quản trị kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn TDD để phát triển toàn diện kỹ năng, đi sâu vào kinh nghiệm thực chiến và trải nghiệm môi trường làm việc ngay từ sớm.

Năm 2024, Trường Đại học Thành Đô tiếp tục dành các suất học bổng giá trị miễn 50-100% học phí cho các tân sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trong thời gian theo học. Trường Đại học Thành Đô Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh

Mã ngành: 7340101

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01

Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT
  • Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
  • Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và điểm thi tốt nghiệp THPT
  • Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

    • Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT (giấy CNTN tạm thời), học bạ THPT
    • Bản sao CMND/CCCD, giấy khai sinh, các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).

Đăng ký nộp hồ sơ:

  • Cách 1: Trực tiếp tại Trường hoặc chuyển phát qua đường bưu điện

Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà A, Trường Đại học Thành Đô

Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0934.078.668 –  024.33.861.601

Cách 2: Trực tuyến tại: Website: thanhdo.edu.vn hoặc Fanpage: Đại học Thành Đô

Tin tức khác

0934 078 668