Đại học Thành Đô

Home » NGÀNH CNKT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TDD: BẮT NHỊP XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ BÁN DẪN – LÀM CHỦ TƯƠNG LAI NGHỀ NGHIỆP

NGÀNH CNKT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TDD: BẮT NHỊP XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ BÁN DẪN – LÀM CHỦ TƯƠNG LAI NGHỀ NGHIỆP

26/05/2025

Từ 2025, Trường Đại học Thành Đô chính thức điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử sang định hướng chuyên ngành Công nghệ bán dẫn.

Trong bối cảnh công nghệ số và tự động hóa phát triển mạnh mẽ, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử tiếp tục khẳng định vị trí trọng yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống – từ công nghiệp, giao thông, năng lượng đến y tế và quốc phòng. Những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ bán dẫn yêu cầu những kỹ sư có khả năng thiết kế, chế tạo và kiểm tra các vi mạch bán dẫn, hay còn gọi là chip điện tử. Việc ứng dụng rộng rãi của chip điện tử trong mọi lĩnh vực đời sống khiến cho ngành thiết kế vi mạch trở thành ngành học “hot” với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Theo số liệu thống kê, từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ đầu tư khoảng 26.000 tỷ đồng để đào tạo 50.000 kỹ sư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Trường Đại học Thành Đô đào tạo các mã ngành công nghệ liên quan đến Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật Ô tô

Chương trình đào tạo ngành CNKT Điện, Điện tử chuyên ngành Công nghệ bán dẫn tại Trường ĐH Thành Đô được xây dựng theo định hướng ứng dụng, gắn liền thực tiễn, cập nhật đổi mới theo xu hướng công nghệ, đặc biệt thích ứng nhanh với chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn theo Quyết định số 1314/QĐ-BGDĐT, Bộ GD&ĐT mới ban hành.

Theo đó, đặt ra yêu cầu và hướng dẫn các cơ sở đào tạo cần bảo đảm chương trình đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, chú trọng thực hành, phát triển năng lực thiết kế, chế tạo, kiểm tra vi mạch. Đồng thời, phải có đội ngũ giảng viên đạt chuẩn, hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu.

Mục tiêu theo chuẩn CTĐT về vi mạch bán dẫn là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có tư duy công nghệ, năng lực sáng tạo và khả năng làm việc trong môi trường toàn cầu; sẵn sàng đảm nhiệm các vị trí việc làm trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn, bao gồm: Thiết kế và chế tạo vi mạch tích hợp, thiết kế không xưởng, gia công sản xuất vi mạch, sản xuất thiết bị và công cụ. 

Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu về chuẩn CTĐT và nhận định các lợi thế hiện có, và thực tế triển khai định hướng công nghệ bán dẫn từ năm học 2024-2025, Trường Đại học Thành Đô thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới chương trình đào tạo ngành CNKT Điện, Điện tử – tập trung chuyên ngành công nghệ bán dẫn, từ chuẩn hóa chương trình, thay đổi phương pháp giảng dạy, chuẩn bị đội ngũ, cơ sở vật chất đến tìm kiếm các đối tác doanh nghiệp trong lĩnh vực.

Trường Đại học Thành Đô đào tạo CNKT Điện, Điện tử theo định hướng về công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm học 2024 – 2025

Trên cơ sở đối sánh với định hướng chuẩn CTĐT theo quyết định 1314/QĐ-BGDĐT, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện các tiêu chí, đánh giá thường xuyên và đổi mới kịp thời nhằm đáp ứng chương trình đào tạo theo chuẩn và đón đầu xu hướng đào tạo thế hệ các kỹ sư vi mạch bán dẫn trong tương lai.

Chương trình được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tri thức từ trong nước đến trên thế giới, và chọn lọc phù hợp với mục tiêu đào tạo, nền tảng, tài nguyên sẵn có trong nhà trường. Theo đó, các học phần thuộc chuyên ngành được điều chỉnh theo hướng tập trung về:

  • Kỹ thuật vi xử lý, vi điều khiển: kiến thức về cấu trúc, nguyên lý hoạt động và lập trình điều khiển vi xử lý, vi điều khiển; ứng dụng trong các hệ thống tự động và thiết bị thông minh.
  • Công nghệ vi điện tử: cấu tạo, công nghệ chế tạo linh kiện và mạch tích hợp; làm cơ sở cho thiết kế – sản xuất vi mạch bán dẫn.
  • Thiết kế hệ thống nhúng: Hướng dẫn sinh viên xây dựng các hệ thống điều khiển nhúng với phần cứng – phần mềm tích hợp, ứng dụng trong IoT, robot và thiết bị điện tử.
  • Kỹ thuật truyền hình: nguyên lý hệ thống truyền hình, xử lý tín hiệu hình ảnh – video và ứng dụng trong công nghệ truyền thông hiện đại.
  • Kỹ thuật truyền số liệu: phương thức truyền thông giữa các thiết bị điện tử và hệ thống nhúng thông qua các giao thức truyền số liệu thông dụng.

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành CNKT Điện điện tử chuyên ngành Công nghệ bán dẫn

Nghiên cứu và ứng dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông, ngành kỹ thuật điện – điện tử là ngành kỹ thuật mũi nhọn, hiện đại, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống. Sinh viên tốt nghiệp ngành CNKT Điện, Điện tử chuyên ngành Công nghệ bán dẫn có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • Kỹ sư thiết kế vi mạch
  • Kỹ sư hệ thống nhúng, kiểm thử  vi mạch, 
  • Kỹ sư trong các nhà máy điện, điều khiển tự động…
  • Tham gia các dây chuyền sản xuất, quản lý quy trình chế tạo tại các nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn, Chip.
  • Tham gia các quy trình đóng gói, kiểm thử, đảm bảo chất lượng của sản phẩm vi mạch chế tạo tại nhà máy.
  • Chuyên gia thiết kế vi mạch, nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các công ty thiết kế chip bán dẫn trong, ngoài nước hay các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
  • Chuyên gia phụ trách, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật của dự án sản xuất, qui trình thương mại hóa sản phẩm chip bán dẫn.
  • Làm việc tại các cơ sở về sản xuất, kinh doanh thiết bị, linh kiện điện tử và các ngành công nghiệp Vật liệu.

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ cho sự phát triển lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn và sự hợp tác phát triển với các quốc gia có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp bán dẫn, ngành vi mạch bán dẫn trong những năm tới đây sẽ trở thành lĩnh vực đi đầu và dẫn dắt xu hướng của ngành công nghiệp điện điện tử nói chung. Kỹ sư vi mạch bán dẫn được các doanh nghiệp săn đón, Trường Đại học Thành Đô với bề dày đào tạo trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, tự động hoá, thiết kế hệ thống vi mạnh, cùng sự linh hoạt, đổi mới trong cập nhật chương trình, nâng cao tính ứng dụng trong giảng dạy, tăng thời lượng thực tập tại doanh nghiệp, cùng những định hướng đầu tư cơ sở vật chất trọng tâm là cơ sở vững chắc đào tạo nguồn Kỹ sư điện, điện tử chất lượng cao.

 

Trường Đại học Thành Đô

Địa chỉ:

    • Văn phòng Tuyển sinh số 1: Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
    • Văn phòng Tuyển sinh số 2: Số 8, Kiều Mai, Phú Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline : 0934 07 8668 – 0243 386 1601

Website: https://thanhdo.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/truongdaihocthanhdo

Tin tức khác

0934 078 668