Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A, Trường Đại học Thành Đô, Km15, Quốc lộ 32, Hoài Đức, Hà Nội
Viện Quản trị và Công nghệ (Institute of Business and Science) trực thuộc Trường Đại học Thành Đô, là đơn vị học thuật chủ lực, được thành lập trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức từ Khoa sang Viện. Mô hình Viện cho phép phát huy tối đa tính tự chủ, linh hoạt trong quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác đối ngoại, phù hợp với xu thế phát triển của đại học hiện đại.
Viện được tổ chức theo mô hình tích hợp liên ngành, bao gồm các lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật, kinh tế – quản trị, ngôn ngữ – luật và khoa học giáo dục. Đây là nơi hội tụ đội ngũ giảng viên, chuyên gia và nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm, đồng thời là môi trường học thuật năng động, sáng tạo, kết nối chặt chẽ giữa học tập – nghiên cứu – ứng dụng thực tiễn.
SỨ MỆNH
Viện Quản trị và Công nghệ hướng đến những sứ mệnh cốt lõi sau:
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy toàn cầu, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng và khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong trường đại học, tạo điều kiện để sinh viên và giảng viên hiện thực hóa các ý tưởng công nghệ và mô hình kinh doanh tiềm năng.
Kết nối hiệu quả giữa Nhà trường – Doanh nghiệp – Cộng đồng thông qua các chương trình đào tạo gắn với thực tiễn, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tri thức.
Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế tri thức, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trong thời đại công nghiệp 4.0.
THÀNH TỰU TIÊU BIỂU
Trong những năm qua, Viện Quản trị và Công nghệ đã đạt được nhiều kết quả nổi bật:
Tổ chức và duy trì hiệu quả các chương trình đào tạo liên kết quốc tế, trao đổi sinh viên với các trường đại học tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Xây dựng và phát triển thành công các không gian sáng tạo, phòng thí nghiệm công nghệ, mô hình khởi nghiệp dành cho sinh viên.
Sinh viên của Viện đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi cấp quốc gia và quốc tế về khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
Triển khai các chương trình hợp tác thực tiễn như: “Doanh nghiệp đồng hành cùng giảng đường”, “Lớp học trong doanh nghiệp”, và chương trình thực tập sinh quốc tế.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Chiến lược phát triển của Viện được xác định theo bốn trụ cột chính:
Lấy chất lượng đào tạo làm trung tâm: Chuẩn hóa và quốc tế hóa chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường thực hành – ứng dụng.
Lấy đổi mới sáng tạo làm động lực: Khuyến khích sinh viên và giảng viên chủ động nghiên cứu khoa học, phát triển ý tưởng sáng tạo và tham gia hoạt động khởi nghiệp.
Lấy hợp tác làm sức mạnh: Mở rộng mạng lưới liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Lấy chuyển đổi số làm nền tảng: Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong giảng dạy, quản lý đào tạo và kết nối cộng đồng người học.
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Viện gồm hai phòng chức năng trọng điểm:
Phòng Học vụ và Hợp tác đối ngoại (Office of Academic and External Affairs – AEA)
Tham mưu chiến lược đào tạo, quản lý chương trình, thời khóa biểu và kết quả học tập.
Tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo, trao đổi học thuật, học bổng và chương trình du học ngắn hạn.
Kết nối và duy trì quan hệ với các tổ chức giáo dục, viện nghiên cứu, đại sứ quán và đối tác nước ngoài.
Phòng Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp (Office of Technology, Innovation and Enterprise – TIE)
Phát triển các không gian đổi mới sáng tạo, phòng lab công nghệ và trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.
Hỗ trợ sinh viên hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, kết nối chuyên gia và nguồn vốn đầu tư.
Tổ chức các cuộc thi, hội thảo chuyên đề và chương trình huấn luyện khởi nghiệp.
Viện trưởng: PGS.TS Đào Thị Ái Thi – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô, là nhà quản lý tâm huyết, có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục đại học và quốc tế hóa chương trình đào tạo.
PGS.TS Đào Thị Ái Thi, Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Quản trị và Công nghệ
NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO
Các chương trình đào tạo được thiết kế theo định hướng ứng dụng, tích hợp thực hành – thực tế, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Viện chú trọng phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các trọng tâm:
Tổ chức các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, cấp Trường; khuyến khích sinh viên tham gia cùng giảng viên.
Hợp tác với doanh nghiệp xác định nhu cầu nghiên cứu thực tiễn, ứng dụng kết quả vào sản phẩm – dịch vụ cụ thể.
Xuất bản các ấn phẩm khoa học, báo cáo hội thảo và kết nối học thuật với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tham gia các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo cấp quốc gia, hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ và thương hiệu khởi nghiệp.
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC
Ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Thành Đô và Đại học Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc)
Viện đã thiết lập và mở rộng hợp tác với hơn 30 tổ chức giáo dục, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tổ chức định kỳ các chương trình tọa đàm, giao lưu học thuật, hội thảo quốc tế với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành.
Thực hiện trao đổi sinh viên, giảng viên và chương trình liên kết đào tạo với các trường như: Đại học Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc), Đại học Kỹ thuật Vạn Năng (Đài Loan)…
Triển khai hiệu quả mô hình đào tạo gắn liền với thực tiễn thông qua các hoạt động thực tập, kiến tập tại doanh nghiệp đối tác.
Ký kết hợp tác với Trường Đại học Vạn Năng, mở ra nhiều chương trình quốc tế mới cho sinh viên TDDKý kết hợp tác giữa Trường đại học Thành Đô với Văn phòng Luật sư Hoàng Huy
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
Viện sở hữu đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn và tư duy đổi mới:
Nhiều giảng viên là Tiến sĩ, Phó Giáo sư, tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.
Cán bộ quản lý năng động, sáng tạo, có khả năng triển khai các chương trình đổi mới đào tạo và nghiên cứu.
Thường xuyên mời chuyên gia doanh nghiệp, giảng viên quốc tế tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành và cố vấn chuyên môn cho sinh viên.