12/04/2018
1. BẢN SẮC VĂN HÓA
Bản sắc văn hóa của Đại học Thành Đô được khái quát trong hai từ: HÒA HỢP.
Đó là sự hòa hợp của các đặc trưng văn hóa; sự bao dung, gắn kết, bền vững; sự tôn trọng cấp trên, kỷ cương; hướng tới mục tiêu, hiệu quả và thành tích trong công việc; tự do sáng tạo; tôn trọng sự khác biệt; sự hòa hợp giữa các thế hệ, giữa các nền văn hóa: lối tư duy, tính cách, phong cách sống, thói quen, tập quán…
2. TRUYỀN THỐNG VÀ PHONG TRÀO
Các hoạt động phong trào được Nhà trường tổ chức thường niên nhằm phát huy truyền thống, tăng cường gắn kết giữa cán bộ, giảng viên, sinh viên trong toàn trường. Có 5 hoạt động chính với tên gọi: Tôn sư trọng đạo, Uống nước nhớ nguồn, Tương thân tương ái, Hiếu học và ham học, Vui khỏe có ích
♦ Tôn sư trọng đạo
Hoạt động này không chỉ là dịp giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “Tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học – “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Qua đó, còn gắn kết tình cảm giữa người – người; giữa đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường với toàn thể sinh viên. Các phong trào được phát động thực hiện như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11; Cuộc thi tài năng sư phạm; Ngày tôn vinh Người thầy vĩ đại…
Ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20-11
♦ Uống nước nhớ nguồn
Đây là hoạt động mang nhiều ý nghĩa thiết thực, tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của sinh viên đối với người có công với cách mạng, các gia đình chính sách; đồng thời tiếp tục phát huy truyền thông “Uống nước nhớ nguồn” của sinh viên đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà trường duy trì, phát triển các hoạt động truyền thống: Tổ chức ngày gặp mặt cựu giáo viên và cựu sinh viên, tham gia quỹ đền ơn đáp nghĩa vào tháng 6 – 7 hàng năm.
BCH Đoàn Trường thắp hương kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ
tại nghĩa trang Mai Dịch hàng năm
♦ Tương thân tương ái
Hoạt động này nhằm tôn vinh những tấm lòng tương thân, tương ái dành cho những người có số phận nghèo khổ, giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn, cùng vận động quyên góp cho các em nhỏ, những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là truyền thống tốt đẹp và mang một ý nghĩa sâu sắc, đã tạo nên giá trị cho dân tộc ta biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau; những người có điều kiện sống tốt hơn có thể giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, làm cho chúng ta biết yêu quý và biết ơn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tiếp nối truyền thống, hàng năm, Nhà trường đã tổ chức các chương trình ý nghĩa trong ngày khai giảng năm học mới: Học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; Cán bộ giảng viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Sự tương thân, tương ái còn được lan tỏa đến cộng đồng thông qua các phong trào thiện nguyện: Chương trình thiện nguyện “CHÂN CÓ GIẦY” được tổ chức vào tháng 12 hàng năm; Chương trình “CẶP LÁ YÊU THƯƠNG”…
Chương trình “CHÂN CÓ GIẦY V” năm 2020
♦ Hiếu học và Ham đọc
Đây là hoạt động nhằm hình thành cho sinh viên thói quen đọc sách bổ ích để mở rộng kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành kỹ năng sống và chuẩn bị những hành trang tôt nhất cho tương lai của mình. Bên cạnh đó, hoạt động cũng nhằm tăng cường gắn kết giữa nhà trường và sinh viên.
Các phong trào như: Ngày hội đọc sách, nhóm đọc sách – READING CIRCLE – mỗi người đọc 1 quyển sách và chia sẻ tới mọi người, ngày hội sách lớn nhất Hà Nội; cùng các hoạt động như liên kết với các nhà xuất bản lớn tổ chức cho sinh viên Thành Đô tham gia,…
Sinh viên học tập và đọc sách trong khuôn viên rộng lớn của Thư viện Đại học Thành Đô
♦ Vui khỏe có ích
Hoạt động này nhằm phát huy tinh thần thẻ dục thể thao, xây dựng đời sống sức khỏe và tinh thần lành mạnh cho cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường.
Thông qua các phong trào như Khám sức khỏe định kỳ, Hội thao sinh viên, Giải bóng đá toàn trường, Giao hữu bóng đá giữa đội bóng của trường với các đơn vị bạn (Côn an huyện Hoài Đức, Công an đồn 30,…) thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường với cán bộ, giáo viên, đồng thời phát huy tinh thàn đoàn kết toàn trường.
Địa chỉ:
Trường Đại học Thành Đô; Km 15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội;
Hotline: 0934.078.668 hoặc 0243.386.1601 – Facebook: Trường Đại học Thành Đô