Đại học Thành Đô

Home » Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử

Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử

20/04/2018

20/04/2018

I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử là sự kết hợp các lĩnh vực: Điện tử y sinh, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Điều khiển tự động hóa, Công nghệ sinh học,Y học để tạo ra các ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh vực của đời sống và chăm sóc sức khỏe của người dân.
Mã ngành: 7510301
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 4 năm               
Danh hiệu: Kỹ sư
Tổ hợp xét tuyển:
– A00 (Toán, Lý, Hóa); 
– A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh);
– D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh);
D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)

2. ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN
Năm 2022, Trường Đại học Thành Đô tuyển sinh Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử theo 02 phương thức:
>> Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT
– Tổng điểm trung bình 03 môn xét tuyển của 3 học kỳ: kỳ 1,2 lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 cộng với điểm ưu tiên nếu có đạt từ 18 điểm trở lên;
– Tổng điểm trung bình lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đạt từ 18 điểm trở lên;
>> Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

3. HỒ SƠ XÉT TUYỂN:
– 01 bản sao Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (công chứng);
– 01 bản sao Học bạ THPT (công chứng);
– 01 bản sao Chứng minh thư nhân dân
– 01 bản sao Giấy khai sinh; 02 ảnh 3*4.
– Phiếu đăng ký xét tuyển (Tải tại đây)

4. CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ:
>> Cách 1: Trực tiếp tại trường  hoặc chuyển phát qua đường bưu điện
Trung tâm Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà A, Trường Đại học Thành Đô
Km 15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
>> Cách 2: 

Đăng ký trực tuyến qua: 

Tư vấn trực tuyến qua:   

Hotline: 0934.078.668 hoặc 0243.386.1601
Fanpage: Đại học Thành Đô
Website: Đại học Thành Đô

5. SỨC HÚT CỦA NGÀNH
Trong nhiều năm qua, nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực Kỹ thuật điện, điện tử là rất lớn và phong phú. Hơn thế nữa, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới. Các công ty, tập đoàn lớn có xu hướng chuyển dịch kinh tế, đầu tư phát triển mạnh vào nước ta như: Intel, Samsung, LG,…. Theo dự báo, trong vài năm tới Việt Nam sẽ là một trong những trung tâm chế tạo sản phẩm điện tử lớn trong các nước ASEAN.

Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện, điện tử có thể đảm nhận các vị trí như: chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng…; nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao; làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; hoặc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,..

6. MÔN HỌC TIÊU BIỂU
>> Máy điện
>> Đo lường – Khí cụ điện
>> Kỹ thuật vi xử lý
>> Điều khiển tự động
>> Điều khiển lập trình PLC
>> Truyền động điện
>> Đo lường và điều khiển bằng máy tính
>> Tự động hóa quá trình công nghệ
>> Hệ thống SCADA
>> Auto CAD, CAM, Solidworks
>> Mạng truyền thông công nghiệp
>> Điện tự động hóa
>> Điện tử y sinh

7. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Các Viện, Trung tâm nghiên cứu, trường Đại học
>>  Nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện Ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao, …
>>  Giảng viên hoặc nghiên cứu viên tại các trường Đại học có chuyên ngành Điện tử Tự động hóa trong nước.

Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực
>> Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền lắp ráp ô tô, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, các nhà máy chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng,
dây chuyền sản xuất các thiết bị điện tử dân dụng,…
>> Dễ dàng có được cơ hội làm việc tại các tập đoàn về lĩnh vực điện, điện tử mạnh trên thế giới cũng như tại Việt nam như: Tập đoàn General Electrics – Mỹ, tập đoàn Siemens – Đức, tập đoàn Hitachi – Nhật Bản, tập đoàn Panasonic – Nhật Bản, tập đoàn Toshiba – Nhật Bản, tập đoàn Samsung – Hàn Quốc, tập đoàn Huyndai – Hàn Quốc …

8. LÝ DO NÊN HỌC TẠI THÀNH ĐÔ
Môi trường học tập: Trường Đại học Thành Đô Khẳng định uy tín là trường đại học đạt chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục Quốc gia và là trường Đại học Đạt chuẩn 3 sao theo định hướng ứng dụng trên Bảng xếp hạng các trường đại học của Asean theo bảng sếp hạng của tổ chức Giáo dục Châu Á UPM đánh giá.

Mục tiêu đào tạo: Học Kỹ thuật điện, điện tử tại trường Đại học Thành Đô – một trong những trường đào tạo có uy tín nhóm ngành điện nói chung và ngành kỹ thuật điện, điện tử nói riêng, Đại học Thành Đô trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, chuyên sâu về kỹ thuật điện, điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời,..,
Nhà trường còn trang bị và tạo điều kiện cho các bạn sinh viên được thực hành tại các trung tâm thí nghiệm hiện đại; thường xuyên tổ chức đi tham quan và giới thiệu thực tập tại các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, Đại học Thành Đô còn chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng Tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp cận với các tài liệu, máy móc nước ngoài,… đồng thời phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tham gia vào các hội thảo chuyên đề, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường,…
Định hướng đào tạo:
>> Định hướng điện tự động hóa
>>  Định hướng kỹ thuật điện, điện tử

 Chương trình đào tạo cốt lõi: HỌC TRẢI NGHIỆM theo định hướng: Học – Hành – Nghề – Nghiệp nhằm phát triển ba nền tảng chính cho người học: thái độ, kiến thức và kỹ năng.
– Phương pháp đào tạo: Phát triển năng lực tự chủ của người học (learner autonomy) bằng phương pháp “Học tập qua các Dự án” (Project – work development), ứng dụng mô hình Học kết hợp (blended learning)
– Đào tạo theo yêu cầu công việc (work-intergrated learning): sự tham gia của các chuyên gia trong các khâu của quá trình đào tạo: thẩm định chương trình, thiết kế và triển khai môn học, định hướng nghề nghiệp; hướng dẫn dự án; tham gia giảng dạy; Chương trình thực tập doanh nghiệp (OJT) mang lại cho sinh viên cơ hội ứng dụng kiến thức nền tảng vào thực tiễn.
– Học trải nghiệm: Tại Đại học Thành Đô, sinh viên luôn được đào tạo nắm vững các kiến thức về chuyên ngành, được tham gia các công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo (hệ thống điện, gió, điện mặt trời …) cũng giảng viên, được đánh giá kiến thức qua kỳ học doanh nghiệp từ 3 – 6 tháng tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Ricoh Imaging Việt Nam, Toyota Vĩnh Phúc, Huyndai Thành An, …Vì vậy, sinh viên Đại học Thành Đô luôn được đánh giá cao trong các cuộc thi về sáng tạo và lập trình Robocon, cuộc thi SMAC Chalenger, Cuộc thi sáng tạo năng lượng mới…

 


Chương trình trải nghiệm ngành CNKT Điện, Điện tử của sinh viên Đại học Thành Đô

– Cam kết việc làm: Đại học Thành Đô cam kết với sinh viên Trước – Trong và Sau quá trình học được nhà trường giới thiệu việc làm; đảm bảo sau khi tốt nghiệp 100% sinh viên đạt chuẩn đầu ra được nhà trường giải quyết việc làm trong quá trình học trong và ngoài nước với mức thu nhập từ 5.000.000đ – 15.000.000đ.

9. HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN
Song song với việc học lý thuyết, nhà trường luôn tạo điều kiện để các sinh viên phát triển kỹ năng học tập thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học bổ ích, các câu lạc bộ học tập. Các hoạt động vui chơi giải trí cũng được đẩy mạnh nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho các sinh viên với các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật, ga la, lễ hội, các hoạt động thiện nguyện do nhà trường tổ chức.


Hoạt động thể thao, rèn luyện sức khỏe được ĐH Thành Đô chú trọng đẩy mạnh

10. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trường Đại học Thành Đô
Km 15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.
Hotline: 0934.078.668 hoặc 0243.386.1601
Facebook:Đại học Thành Đô

Tin tức khác

0934 078 668