Đại học Thành Đô

Home » Vì sao sinh viên nên tham gia hoạt động tình nguyện?

Vì sao sinh viên nên tham gia hoạt động tình nguyện?

01/03/2019

01/03/2019
<!–59
19–>

Những hoạt động tình nguyện mà bạn tham gia không chỉ giúp ích cho xã hội, nó còn là cách thức để các bạn sinh viên hoàn thiện chính bản thân mình. Tại sao lại như vậy?

 *9 lợi ích được nêu dưới đây là những hoạt động tình nguyện mang lại sẽ trả lời những gì mà bạn thắc mắc và cần biết!

Tham gia tình nguyện sẽ làm lợi cho xã hội.

 Những tổ chức phi chính phủ hay hoạt động vì xã hội thành công nhờ họ gây dựng được lực lượng tình nguyện vững mạnh. Thực tế, những địa điểm như bảo tàng, các cơ quan dịch vụ xã hội thường có sự đóng góp của các tình nguyện viên nhiều hơn là những nhân viên được trả lương. Điều này sẽ thúc đẩy một làn sóng tham gia hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, khuyến khích mọi người chia sẻ niềm vui, thời gian, sức lực và tài chính đến những hoàn cảnh khó khăn hơn và các nước nghèo.

Giúp đỡ người khác.

 Rõ ràng là bạn sẽ được tận tay giúp đỡ người khác khi tham gia các chương trình thiện nguyện cho tổ chức từ thiện, bắt tay làm nhà, nấu cháo,phát cháo miễn phí cho bệnh nhân, gây quỹ giúp đỡ các em nhỏ và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt… Chỉ riêng ý nghĩa của việc được giúp đỡ người khác có lẽ cũng là một lí do chính đáng để bạn trở thành một tình nguyện viên.

Mở rộng mạng lưới, giao thiệp với mọi người, khi trở thành tình nguyện viên cho một hoạt động cộng đồng, bạn sẽ được gặp gỡ rất nhiều người chưa từng quen biết. Bạn có thể gặp những người cần giúp đỡ, những tình nguyện viên khác và cả những nhà tài trợ… Đây chính là cơ hội để bạn hiểu hơn về con người và cuộc sống.Và những gì bạn cần cho cuộc sống sau này.

Tham gia tình nguyện sẽ có lợi cho sự nghiệp của bạn.

 Những cơ hội làm việc này có thể đến từ những tổ chức mà bạn đã từng là tình nguyện viên và điều này là rất phổ biến. Nên nhớ, trong quá trình tình nguyện của bạn, các tổ chức cũng đã bắt đầu quan sát, “chấm điểm” và biết bạn hết lòng thế nào cho công việc. Và mặc dù bạn không làm việc cho tổ chức mình đã từng làm tình nguyện viên thì những kỹ năng, kinh nghiệm tổng hợp từ quá trình này cũng sẽ giúp bạn ghi điểm cho những công việc khác.Bên cạnh đó, công việc từ thiện sẽ giúp bạn nhận được nhiều kinh nghiệm mà trước đây mà bạn chưa từng được trải nghiệm qua. Đó có thể là kinh nghiệm quản trò, kinh nghiệm nói trước đám đông, kinh nghiệm quản lý ngân quỹ, kinh nghiệm làm việc nhóm hay cả những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này (tin học, diễn đạt, biểu cảm…).

Kiếm tìm hướng đi.

 Những bạn có nguyện vọng làm công việc liên quan tới sách có thể xin làm từ thiện trong cách dự án Book Box, đọc sách cho các cụ già ở viện dưỡng lão… Những bạn mê đồ họa hay công việc thiết kế có thể tổ chức các khóa dạy vẽ miễn phí cho trẻ em chẳng hạn. Từ niềm đam mê nhỏ, bạn sẽ dần hình thành được những đam mê mà bạn muốn theo đuổi nó. 

Mở rộng tầm nhìn.

 Làm từ thiện thường là công việc giúp đỡ những người bất hạnh hơn bạn và điều này sẽ khiến bạn có cơ hội nhìn nhận lại những gì mình đang có, biết quý trọng sức khỏe, hạnh phúc của mình hơn. Quan trọng nhất, bạn sẽ nhìn nhận được những ý nghĩa sẻ chia của cuộc sống.

Xả stress.

Hoạt động tình nguyện luôn hướng tới mục đích mang đến nụ cười, chia sẻ khó khăn với những người kém may mắn, những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Chính vì thế, khi chúng ta cho đi một nụ cười, chúng ta sẽ nhận lại được gấp nhiều lần những nụ cười, những lời cảm ơn.Chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, tĩnh tâm hơn, mọi căng thẳng học tập và công việc bỗng nhiên tan biến.Cảm nhận được cuộc sống tươi đẹp hơn vì những gì mình đã cống hiến.

Tham gia tình nguyện giúp bạn sống có mục đích hơn.

Nếu bạn tham gia hoạt động tình nguyện, nghĩa là bạn chấp nhận làm việc mà không hề có khoản bù đắp nào cho thời gian và công sức bạn bỏ ra. Nhưng giá trị mà bạn nhận được đó chính là niềm vui và hạnh phúc được chia sẻ. Gặp gỡ nhiều người, nhiều hoàn cảnh khác nhau sẽ cho bạn những trải nghiệm để thấy được cuộc sống của mình còn hạnh phúc hơn hàng triệu người. Do vậy, bạn sẽ biết trân trọng, không lãng phí thời gian, tiền bạc và sống có mục đích.

Rèn luyện kỹ năng sống.

Bạn sẽ được học kỹ năng sống khi thực hiện tất cả các bước của một chương trình từ thiện: Lên ý tưởng, Xây dựng đề án chương trình, Thực hiện các công việc truyền thông, Thực hiện chương trình… Việc học kỹ năng sống bằng những hoạt động thực tiễn chắc chắn sẽ có hiệu quả cao hơn rất nhiều lần so với việc bạn ngồi vẽ vời ý tưởng trên giấy bút.

 Những chỉ dẫn và cách xử lý tình huống phát sinh của những người đi trước sẽ giúp bạn thêm tự tin và không còn bỡ ngỡ khi gặp phải các sự cố bất ngờ trong cuộc sống. Bạn còn được làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và học được những kiến thức thầy cô không dạy: kỹ năng quan sát, cách ứng xử giao tiếp, kỹ năng tặng quà, cách tổ chức sắp xếp công việc cá nhân… Chắc hẳn là khi ra đời bạn sẽ “cứng cáp” hơn, không còn cảm giác bỡ ngỡ của một người thiếu kinh nghiệm sống nữa.

Tin tức khác

0934 078 668