Đại học Thành Đô

Home » Công nghệ Thông tin

Công nghệ Thông tin

20/04/2018

20/04/2018

1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH:
     Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Mã Ngành: 7480201
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 4 năm
Danh hiệu: Kỹ sư
Tổ hợp xét tuyển:
– A00
(Toán, Lý, Hóa);
– 
A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh);

– D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh);
– 
D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)

Bản mô tả chương trình đào tạo: Chi tiết xem tại đây!

Chương trình dạy học: Chi tiết xem tại đây!

2. ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN
Năm 2022, Trường Đại học Thành Đô tuyển sinh Công nghệ thông tin theo 02 phương thức:
>> Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT
– Tổng điểm trung bình 03 môn xét tuyển của 3 học kỳ: kỳ 1,2 lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 cộng với điểm ưu tiên nếu có đạt từ 18 điểm trở lên;
– Tổng điểm trung bình lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đạt từ 18 điểm trở lên;
>> Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

3. HỒ SƠ XÉT TUYỂN:
– 01 bản sao Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (công chứng);
– 01 bản sao Học bạ THPT (công chứng);
– 01 bản sao Chứng minh thư nhân dân
– 01 bản sao Giấy khai sinh; 02 ảnh 3*4.
– Phiếu đăng ký xét tuyển (
Tải tại đây)

4.CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ:
>> Cách 1: Trực tiếp tại trường  hoặc chuyển phát qua đường bưu điện
Trung tâm Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà A, Trường Đại học Thành Đô
Km 15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
>> Cách 2:

Đăng ký trực tuyến qua: 

Tư vấn trực tuyến qua:   

Hotline: 0934.078.668 hoặc 0243.386.1601
Fanpage: Đại học Thành Đô
Website: Đại học Thành Đô

5. SỨC HÚT CỦA NGÀNH
     Công nghệ thông tin được ứng dụng vào mọi mặt đời sống xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của Công nghệ thông tin.
Theo báo cáo của LinkeIn số lượng việc làm ngành Công nghệ thông tin tăng đột biến, dẫn đầu trong top 20 ngành nghề trong 5 năm trở lại đây. Thống kê của Vietnamwork cũng cho thấy ngành Công nghệ thông tin tăng trưởng bình quân 47% mỗi năm, hiện nay nước ta sẽ thiếu khoảng 100.000 nhân lực lao động ngành Công nghệ thông tin mỗi năm. Rõ ràng làn sóng công nghệ mới đã khiến cơn khát nhân lực Công nghệ thông tin tăng cao đến đỉnh điểm.


Phòng học thực hành khoa Công nghệ thông tin

6. MÔN HỌC TIÊU BIỂU
     Mỗi môn học, mỗi nhóm kiến thức đều được sắp xếp hợp lý và theo trình tự khoa học, có gắn kết với nhau. Điều này sẽ giúp bạn sau khi học thấy được sự liên kết giữa các học phần với nhau, giữa các kiến thức với nhau, từ đó am hiểu được kiến thức, kỹ năng đòi hỏi của ngành, nhóm kiến thức tiêu biểu ngành Công nghệ thông tin gồm:
>> Kiến thức cơ sở khối ngành: bao gồm các học phần Kiến trúc máy tính, Kỹ thuật lập trình, …
>> Kiến thức cơ sở ngành: Hệ điều hành, Cơ sở dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu & Giải thuật, Mạng máy tính, …
>> Kiến thức ngành: Lập trình Windows, Kỹ thuật đồ họa, Hệ quản trị CSDL, Công nghệ phần mềm, Phân tích thiết kế hệ thống, Thiết kế Web, Lập trình hướng đối tượng, …
>> Kiến thức chuyên ngành: Kiến trúc & Thiết kế phần mềm, Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động, Quản lý dự án CNTT, An toàn & Bảo mật thông tin, Xử lý ảnh, Quản trị mạng, …
Ngoài ra còn có phân nhóm kiến thức bổ trợ gồm các môn như: Đảm bảo chất lượng phần mềm, Thương mại điện tử, và phân nhóm Thực tập tốt nghiệp và viết khóa luận tốt nghiệp.

7. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
     Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Thành Đô đào tạo kỹ sư chuyên ngành Công nghệ thông tin có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng được nhiều vị trí công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn trong ngành công nghiệp công nghệ, công nghiệp ứng dụng và dịch vụ như:
>> Thiết kế, xây dựng và phát triển phần mềm
>> Thiết kế và phát triển website
>> Thiết kế đồ họa
> > Thiết kế giao diện và xây dựng thương hiệu
>> Lập trình ứng dụng
>> Phát triển nội dung trò chơi và hoạt hình
>> Quản lý chất lượng và phát triển hệ thống phần mềm và ứng dụng
>> Kiến tạo phần mềm
>> Phân tích quản trị kinh doanh Marketing
>> Quản trị Website

     Sinh viên Khoa CNTT trường Đại học Thành Đô được phát triển chuyên sâu về Lập trình Mobile (Lập trình ứng dụng cho di động), phát triển các sản phẩm phần mềm, quản trị các hệ thống CNTT và triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trong quá trình học, sinh viên CNTT đã có cơ hội tham gia phát triển các dự án thực tế, tham gia thực tập nghề nghiệp tại các tập đoàn lớn như: FPT, VNPT, CMC, Viettel,…
Với mô hình học tập lấy thực hành làm nòng cốt, Thầy và trò Khoa CNTT đã hình thành nhiều nhóm phát triển sản phẩm. Với hàng ngàn ứng dụng đã được thương mại hóa đến với người dùng mục tiêu.

8. LÝ DO NÊN HỌC TẠI THÀNH ĐÔ:

Môi trường học tập:
     Trường Đại học Thành Đô Khẳng định uy tín là trường đại học đạt chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục Quốc gia và là trường Đại học Đạt chuẩn 3 sao theo định hướng ứng dụng trên Bảng xếp hạng các trường đại học của Asean theo bảng sếp hạng của tổ chức Giáo dục Châu Á UPM đánh giá.

Mục tiêu đào tạo:
     Đào tạo Kỹ sư CNTT có: Tư duy Logic, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, có kiến trức chuyên sâu về CNTT, khả năng ứng dụng một cách sáng tạo về công nghệ trong công tác quản lý và phát triển doanh nghiệp.
Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe để làm việc.
Có kỹ năng ngoại ngữ, nhạy bén, tiếp cận nhanh và hứng thú với những công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Định hướng đào tạo:
    Học CNTT tại Trường Đại học Thành Đô sẽ giúp sinh viên sử dụng thành thạo máy tính và các ứng dụng của máy tính vào việc chế tạo, lưu trữ, xử lý, truyền dẫn, kết nối, chia sẻ thông tin, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành theo các mũi nhọn và một định hướng nghiên cứu như sau:
– Định hướng Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo
– Định hướng Hệ thống thông tin
– Định hướng Kỹ thuật phần mềm

Chương trình đào tạo cốt lõi:
– HỌC TRẢI NGHIỆM theo định hướng: Học – Hành – Nghề – Nghiệp nhằm phát triển ba nền tảng chính cho người học: Thái độ, kiến thức và kỹ năng.
Phương pháp đào tạo: Phát triển năng lực tự chủ của người học (learner autonomy) bằng phương pháp “Học tập qua các Dự án” (Project-Work Development), ứng dụng mô hình Học kết hợp (blended learning).

– Đào tạo theo yêu cầu công việc (work – intergrated learning): Sự tham gia của các chuyên gia đang làm việc trong ngành CNTT trong các khâu của quá trình đào tạo: thẩm định chương trình, thiết kế và triển khai môn học, định hướng nghề nghiệp; hướng dẫn dự án; tham gia giảng dạy; Chương trình thực tập doanh nghiệp (OJT) mang lại cho sinh viên cơ hội ứng dụng kiến thức nền tảng vào thực tiễn. 
– Học trải nghiệm: Với mong muốn hỗ trợ tối đa người học trong việc nâng cao kỹ năng thực hành, sớm định hình được những yêu cầu về các vị trí, chức năng công việc trong doanh nghiệp, các giảng viên của ĐH Thành Đô luôn khuyến khích sinh viên chủ động tham dự các hoạt động Ngày hội Việc làm của trường hay các Ngày hội Tuyển dụng của các doanh nghiệp. Mỗi giảng viên ở ĐH Thành Đô còn là một “đầu cầu” kết nối những cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên tại các doanh nghiệp như: FPT, CMC, VTC, Bưu chính viễn thông, Sam Sung, Misa, …

– Cam kết việc làm: Sinh viên trong quá trình học được nhà trường giới thiệu việc làm; đảm bảo sau khi tốt nghiệp 100% sinh viên đạt chuẩn đầu ra được nhà trường giải quyết việc làm trong quá trình học trong và ngoài nước với mức thu nhập từ 5.000.000đ – 15.000.000đ.


Sinh viên khoa Công nghệ thông tin đi trải nghiệm thực tế tại công ty Samsung

9. HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN
     Song song với việc học lý thuyết, nhà trường luôn tạo điều kiện để các sinh viên phát triển kỹ năng học tập thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học bổ ích, các câu lạc bộ học tập. Các hoạt động vui chơi giải trí cũng được đẩy mạnh nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho các sinh viên với các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật, ga la, lễ hội, các hoạt động thiện nguyện do nhà trường tổ chức.
    Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học chính là thành công và lời khẳng định kiến thức của các Thầy/Cô giảng viên truyền đạt được sinh viên đã biết vận dụng và sử dụng một cách nhuần nhuyễn trong thực tế. Các hoạt động trải nghiệm thực tế, giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn hơn về mục tiêu nghề nghiệp của mình, tạo được sự chủ động trong công việc và trong nhiều tình huống khác nhau, tích luỹ những kiến thức cần thiết.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các trường Đại học Quốc tế là sự khẳng định BGH Đại học Thành Đô, luôn muốn sinh viên phát triển toàn diện, học được cách hòa hợp với nền văn hóa các nước trên thế giới. Qua đó, giúp sinh viên được trải nghiệm nền văn hóa mới, trau dồi ngoại ngữ, gặp gỡ bạn bè trên khắp thế giới và hơn cả vẫn là phát triển và hoàn thiện bản thân.

10. Thông tin liên hệ:
Trường Đại học Thành Đô
Km 15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.

Hotline: 0934.078.668 hoặc 0243.386.1601
Facebook:Đại học Thành Đô

Tin tức khác

0934 078 668